Cứ mỗi độ giao mùa Xuân - Hạ, người dân sinh sống ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên - Huế lại trúng đậm "lộc trời", đó chính là con nuốc xanh. Nuốc Huế là đặc sản riêng của vùng đất cố đô, còn được mệnh danh là "shasimi Huế".
Đến Huế mùa này có thể về các khu làng chài ven phá Tam Giang, hoặc lên các khu chợ như Bến Ngự, An Cựu, chợ Cống... ở trung tâm thành phố để mua nuốc. Nếu muốn, du khách có thể ghé vào các quán nhậu bình dân ven đường hoặc những nhà hàng hải sản như Tuấn Mực Seafoods ở đường Lê Quang Đạo để thưởng thức món nuốc Huế.
Nuốc xanh là sinh vật cùng họ với sứa. Tuy nhiên, nuốc có kích thước nhỏ hơn, cả thân hình ngả sang màu xanh dương trong suốt rất hiếm gặp trong tự nhiên. Nuốc rất lành tính, thịt giòn và ngọt mà không cần chế biến cầu kỳ. Chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ và ngâm với nước đá cho săn chắc là có thể thưởng thức ngay. Nuốc mang trong mình vị tự nhiên, hơi lợ lợ của nước Tam Giang, ăn kèm vài cọng rau thơm (húng chanh), vài lát vả, vài lát dưa leo, chấm một ít ruốc là đủ một bữa ngon lành. Thịt nuốc giòn, nhai sật sật, kèm vả chát và dưa leo ngọt, nó giải nhiệt cái nắng nóng đầu hè một cách dễ chịu đến lạ.
Ngày trước, nuốc là món ăn dân dã, là món giải nhiệt, giải ngán của bà con vùng ven đầm phá. Mỗi năm, nuốc chỉ xuất hiện một lần trong tháng 2-3 âm lịch, người dân vùng Tam Giang- Cầu Hai cũng chưa bao giờ nghĩ là con nuốc ngày nay trở thành một món "hot trend", không chỉ ở Huế, mà lan tỏa đến mọi miền cả nước.
Vài năm trở lại đây, dưới sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh con vật giống sứa nhưng có màu xanh dương đẹp mắt lan truyền một cách chóng mặt. Người người ở thành thị lùng mua ăn thử, nhà nhà ở ven đầm phá gác lại công việc chính, rủ nhau đi khai thác con nuốc đem bán mang lại giá trị kinh tế cao. Nuốc nguyên con trước đây có giá tầm 30.000 đồng/kg nay lên đến 70.000 đồng.
Riêng phần chân nuốc giá còn cao gấp đôi nhưng vẫn không khai thác đủ cho nhu cầu của người dân. Bà con sống ven đầm phá cũng nhờ vậy mà có thêm nguồn thu nhập lớn. Thậm chí, chính người dân Huế còn kêu than rằng bây giờ đến mùa nuốc, họ còn không có cơ hội thưởng thức đặc sản của chính quê hương mình nếu không nhanh tay "săn hàng".
Anh Lê Thành Quý, một chủ vựa kinh doanh hải sản lớn ở chợ An Cựu (TP Huế) cho biết hơn tuần nay, do tình hình kinh doanh chậm lại, gia đình tôi quyết định buôn thêm nuốc để đóng hàng đi các tỉnh khác, kiếm thêm nguồn thu nhập.
Mấy ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao về những clip review, cảm nhận về con nuốc Huế của các Youtuber, Tiktoker ở mọi miền. Khen, chê là quan điểm cá nhân của mỗi người, bởi vì vị giác và quan điểm đánh giá là tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, có người thì chế biến sai cách, có người vì không hợp với mùi vị mà lên mạng chê bai, thể hiện những hành động quá lố như nhăn mặt, nôn ói trước món ăn đặc trưng vùng miền khiến cộng đồng cư dân mạng Huế được phen "sôi sục".
Là sản vật mang tính đặc hữu, lại được ăn sống không qua chế biến lửa đã là một thử thách "khó nhằn" đối với phần lớn người thưởng thức. "Việc món ăn không hợp vị là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên, nếu không thể khen, thì cũng đừng dùng lời lẽ và hành động khó chịu để chê bai đặc sản của vùng miền khác" - một cư dân mạng bày tỏ quan điểm.
Theo Người Lao Động
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.
Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?
Đà Lạt vẫn được biết đến với những món lẩu nổi tiếng như lẩu gà lá é, lẩu hoa atiso, lẩu gầu bò, thế nhưng còn một món lẩu nữa cũng được người dân Đà Lạt yêu thích và lựa chọn trong nhiều bữa tiệc, đó là lẩu cá tầm.
Mỗi độ thu về, có một người bỗng nhớ Hà Nội, quê ngoại yêu dấu của mình da diết. Mới đấy đã bốn mươi năm. Thuở ấu thơ, cô không bao giờ quên những lần về quê theo chân ông ngoại ra phố chơi, sà vào gánh hàng rong lạ lẫm, thưởng thức món cốm Vòng hương thơm ngọt dịu, thanh tao.