Để đầu tư xóa 50 điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước, giai đoạn 2021 – 2030, huyện Cần Giờ (TP.HCM) cần đến hơn 100 tỷ đồng.
Công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên việc TP.HCM có dân số lớn khiến công tác này trở nên khó khăn hơn.
Huyện Cần Giờ (TP.HCM) đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống chiếu sáng tuyến đường Rừng Sác và xoá những điểm ô nhiễm trên địa bàn huyện.
Người dân đã tổ chức thu gom rác thải dọc bờ biển thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP.HCM) nhằm hưởng ứng Lễ phát động xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn huyện theo quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ đối với công tác bảo vệ môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) thị trấn Tân Trụ (huyện Tân Trụ, Long An) đã phát động mô hình “biến rác thải nhựa thành tiền”. Tại TP.HCM cũng có nhiều mô hình tương tự, hiệu quả cao.
Những năm qua, Trường THCS Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã xử lý rác thải thành phân hữu cơ không chỉ làm khuôn viên trường xanh, sạch mà còn giúp học sinh nhận thức được việc bảo vệ môi trường...
TP.HCM đang triển khai đồng bộ và sâu rộng các hoạt động nâng cao chất lượng môi trường dân cư trên địa bàn. Trong đó Hội Nông dân các địa phương đóng vai trò quan trọng nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến rộng rãi các hội viên.
Với mục tiêu giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị nông sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhiều nông dân ở TP.HCM đã được tập huấn ủ rác sinh hoạt làm phân hữu cơ để trồng trọt.
Hiện nay, toàn TP.HCM đang duy trì 1.920 điểm, công trình sạch, xanh, thân thiện môi trường. Có 198 điểm ô nhiễm chuyển hóa thành khu vực sinh hoạt cộng đồng.
Theo đánh giá của phòng Tài nguyên Môi trường huyện Củ Chi, chất lượng môi trường trên địa bàn cơ bản đạt nhưng thiếu tính bền vững. Tại các xã còn một số đơn vị sản xuất xen cài trong khu dân cư, có nguy cơ phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường.