Sau 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), huyện Phong Thổ, Lai Châu đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận. Đến nay huyện Phong Thổ có 21 sản phẩm OCOP của 10 chủ thể, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao, 20 sản phẩm đạt 3 sao.
Sau gần 4 năm Lai Châu triển khai chương trình OCOP, nhiều HTX, hộ gia đình có sản phẩm được chứng nhận, đã khẳng định được thương hiệu, có điều kiện nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, sản phẩm OCOP được nâng lên một tầm cao mới, vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đưa vào danh mục tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huyện Ðiện Biên Ðông (Điện Biên) đang xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm này đã giúp người dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng miền năm 2023 ghi nhận lượng khách đông bất ngờ. Do đó, ban tổ chức mong muốn được tổ chức hoạt động này định kỳ vào quý 4 hằng năm.
Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu được tổ chức trong 2 ngày (28 - 29/11). Trong số 12 sản phẩm được đánh giá, phân hạng lần này có 11 sản phẩm được hội đồng đánh giá đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 3 sao.
Ngày 18/11, Sở Công thương tổ chức Lễ khai trương Điểm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm Ocop, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Điện Biên năm 2023.
Phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, các cấp chính quyền huyện Than Uyên, Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp, khuyến khích và tạo điều kiện giúp các hợp tác xã, hộ sản xuất và doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nông sản và xây dựng sản phẩm OCOP.
Mô hình thương mại điện tử kết hợp với chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đang rộ lên ở TP.HCM với hiệu quả thiết thực đã cho thấy sự năng động của giới kinh doanh biết tận dụng sức mạnh của kinh tế số.
Sản phẩm OCOP (One Commune One Product - Mỗi xã một sản phẩm) đều ẩn chứa bên trong những câu chuyện nhân văn độc đáo về vùng đất, con người. Gắn kết với du lịch nông thôn, kể câu chuyện trong từng sản phẩm sẽ giúp OCOP theo chân du khách đi xa.
Hồng Yên Du (xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) từ loài cây trồng lấy bóng mát, khó nhân giống, trở thành trái cây "đặc sản". Hiện nay, bà con nông dân đã phát triển thành cây chủ lực, đạt OCOP 3 sao giúp nông dân thu về từ 100-200 triệu/hộ góp phần xóa đói giảm nghèo vùng khu vực miền núi.