Tiến sĩ Phan Thị Kiều - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết sau khi mô hình ngày hội trải nghiệm sản phẩm OCOP kết hợp du lịch sinh thái tại Cần Giờ diễn ra thành công ngày 18-19/6, Viện tiếp tục phối hợp tổ chức ngày hội "Ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng của TP.HCM thông qua livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Kết quả chỉ trong 3 ngày (từ 19 đến 21/10) đã tiếp cận 18,4 triệu người với hàng trăm triệu lượt xem cho các nội dung giới thiệu sản phẩm OCOP và thu về gần 1 tỷ đồng, theo ông Trương Minh Huy Vũ, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.
Trong 6 tháng qua, 800 phiên bán hàng OCOP ở Việt Nam cùng với hơn 300 video quảng bá sản phẩm đã tiếp cận hơn 1 tỷ lượt xem trên nền tảng TikTok thông qua hình thức livestream và video ngắn.
Những kết quả này được công bố tại "Chợ phiên OCOP - Chiến dịch quảng bá nông đặc sản" tại Cần Giờ (TP.HCM) ngày 21/10. Đây là sự kiện do TikTok và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp tổ chức.
Theo đánh giá của ông Trương Minh Huy Vũ, sự kết hợp giữa các sản phẩm OCOP với các TikToker và người có ảnh hưởng (KOL) vừa đánh trúng tâm lý chuộng nguồn hàng nông sản sạch, xanh; vừa kích thích tương tác, tạo dựng lòng tin giữa người nuôi/trồng/bảo quản - người bán - người tiêu dùng. Nó cũng là cách kích hoạt xu hướng mua sắm kết hợp giải trí.
Trên thế giới, mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment, là từ ghép của shopping – mua sắm và entertainment – giải trí) đã trở thành xu hướng rõ ràng trên các nền tảng mạng xã hội phổ dụng như TikTok, Instagram, Facebook...
Shoppertainment gần giống như hình thức mua bán hàng qua điện thoại trước đây, nghĩa là một người hoặc nhóm người cùng thuyết trình về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Khác với trước là chỉ tiếp cận một chiều, khách hàng trong shoppertainment có thể trực tiếp tương tác với người thuyết trình đang livestream.
Theo dự báo mới nhất của IDC, công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, Đông Nam Á sẽ dẫn đầu toàn cầu về tăng trưởng kinh tế số ở mức 15,8% trong 5 năm tới, vượt xa Mỹ với 9,4% và EU với 8,7%, Hàn Quốc (12,7%) và Nhật Bản (10,2%).
Tốc độ tăng trưởng cao này có sự đóng góp không nhỏ của thương mại điện tử. Theo IDC, sự chuyển đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử diễn ra rất nhanh và mạnh ở Đông Nam Á, và Việt Nam là một thị trường tiêu biểu.
Điển hình, đại đa số giới trẻ ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay chủ yếu mua sắm bằng cách nhấp chuột máy tính hay lướt điện thoại thông minh để đặt hàng với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… và qua kênh TikTok.
IDC dự báo doanh thu thương mại điện tử tại Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản (IDC gọi chung là khu vực SEAKJ) sẽ tăng đến 70% lên 148,1 tỷ USD vào năm 2027.
Nền tảng số liệu thị trường Metric vừa phát hành báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam quý 3/2023. Theo đó, tổng doanh thu của toàn thị trường trong quý đạt 63 ngàn tỷ đồng, tăng đến 54,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2023, tổng doanh thu 9 tháng đầu năm đã cao hơn cả năm 2022 khoảng 10 ngàn tỷ đồng, tương đương 7%. Nếu chỉ tính doanh thu của 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo (TikTok Shop ra mắt vào cuối tháng 4/2022), tỷ lệ tăng trưởng so với 9 tháng đầu năm 2022 là 33%.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.