Trước khi được bổ nhiệm vị trí mới, ông Ham Jin Sik từng giữ chức vụ Giám đốc ban Ngân hàng KEB Hana, Khối kinh doanh Gangnam Seocho. KEB Hana Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV, đang nắm giữ 15% cổ phần.
Ngân hàng Hàn Quốc này đã trở thành cổ đông chiến lược từ cuối năm 2019 sau khi mua hơn 603,3 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán riêng lẻ với giá bán 33.640 đồng/cp.
Ngoài KEB Hana Bank, BIDV cũng đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo phương án tăng vốn năm 2023 đã được thông qua, BIDV dự kiến chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022.
Liên quan đến diễn biến về nhân sự, vào đầu tháng 2, BIDV cũng đã có thông báo chấm dứt hợp đồng với ông Sung Ki Jung, thành viên Ban Điều hành, kể từ ngày 1/3. Ông Sung Ki Jung đã bắt đầu làm việc tại BIDV từ đầu năm 2020, sau khi KEB Hana Bank và BIDV ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược.
Ngày 27/4 tới đây, BIDV cũng sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ là thứ 3, ngày 26/3, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/3/2024.
Tại đại hội, HĐQT BIDV sẽ thông qua các báo cáo quan trọng năm 2023 và định hướng năm 2024, phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, 2023, phương án tạm trích lập các quỹ năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ngân hàng này đã thông qua phương án phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu, bao gồm gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và phần còn lại là phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ (455 triệu cổ phiếu).
Vào cuối năm 2023, BIDV đã phát hành gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 qua đó vốn điều lệ của ngân hàng này tăng từ mức 50.585 tỷ đồng lên 57.004 tỷ đồng.
Ngoài kế hoạch trả cổ tức, HĐQT ngân hàng BIDV cũng thông qua việc tiếp tục phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua (dự kiến 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022). Qua đó đưa ra kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, trong năm 2023 BIDV ghi nhận lợi nhuận đạt 27.650 tỷ đồng, tăng 20,6%, lãi sau thuế đạt 22.027 tỷ đồng, là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai toàn ngành, chỉ sau Vietcombank.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản BIDV đạt 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối 2022 và giữ vững danh hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Cho vay khách hàng tăng trưởng 16,8%, lên 1,78 triệu tỷ đồng, cũng dẫn đầu toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 1,25%.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, theo AmCham. Thành viên của hiệp hội này dự kiến tuyển thêm lao động.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.