Thứ bảy, 20/04/2024

PCI 2022: Năm thứ 6 liên tiếp, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

12/04/2023 8:00 AM (GMT+7)

Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), với 72,95/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí dẫn đầu này.


PCI 2022: Năm thứ 6 liên tiếp, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu - Ảnh 1.

Năm 2022 là năm thứ 6 liên tiếp, Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng PCI.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố PCI 2022. Thay vì xếp hạng 63 tỉnh thành, năm nay chỉ điểm danh 30 địa phương có điểm số PCI tốt nhất.

Đây là điểm khác biệt đầu tiên so với 17 lần công bố PCI trước đây, những lần trước thứ hạng 63 tỉnh, thành phố là một trong những điểm nhấn thu hút sự chú ý nhiều nhất của PCI.

Lý giải về sự thay đổi này trong năm thứ 18, nhóm nghiên cứu PCI cho rằng, là nhằm khuyến khích sự tập trung và nỗ lực thay đổi của các địa phương để vào nhóm dẫn đầu PCI. Tuy nhiên, các địa phương đều có kết quả chi tiết, gồm cả điểm PCI tổng hợp, điểm các chỉ số thành phần và kết quả từng chỉ tiêu đánh giá.

Cuộc khảo sát PCI 2022 đã nhận được phản hồi của tổng cộng của gần 12.000 doanh nghiệp. 

Dẫn đầu bảng xếp hạng top 30 được công bố năm nay là các tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu... 

Quảng Ninh dẫn đầu PCI với 72,95 điểm/100 điểm, nổi bật với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh vui mừng chia sẻ: “Quảng Ninh một lần nữa rất vinh dự, tự hào và vô cùng phấn khởi khi tiếp tục nhận được 'tập hợp tiếng nói khách quan', niềm tin, sự ghi nhận, đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với những nỗ lực cải cách, đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương”.

Quảng Ninh không chỉ là địa phương duy nhất trong cả nước đến nay 6 năm liên tiếp (từ 2017 – 2022) giữ vị trí Quán quân PCI, mà  còn 10 năm liền (từ năm 2013 - 2022) nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Duy trì tính liên tục trong suốt 10 năm qua, chỉ số PCI của Quảng Ninh hàm chứa trong đó là lòng tin chiến lược của nhà đầu tư, của doanh nghiệp. 

PCI 2022: Năm thứ 6 liên tiếp, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu - Ảnh 2.

Bảng xếp hạng PCI năm 2022. Nguồn: PCI Việt Nam.

“Đối với Quảng Ninh, chỉ số PCI có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, bởi trong suốt một thập kỷ qua cũng là giai đoạn tỉnh Quảng Ninh thực hiện thành công các  đột phá, phát triển toàn diện, ổn định.

Trong đó, liên tục trong 7 năm (2016 - 2022) có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 10%, riêng năm 2022 tăng trưởng GRDP đạt 10,28%, quy mô GRDP của tỉnh đạt gần 270.000 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD (cao nhất ở khu vực phía Bắc), tổng thu ngân sách nhà nước, nhất là thu nội địa luôn đứng trong TOP đầu cả nước.

Quý I/2023 dù trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức Quảng Ninh vẫn giữ vững đà tăng trưởng GRDP 8,06% của địa phương là một cực tăng trưởng ở khu vực phía Bắc”, ông Ký chia sẻ.

Báo cáo đánh giá chỉ số PCI năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra: Quảng Ninh tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu là nhờ có nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính. Đó là sự thành công của Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA Quảng Ninh); của việc xây dựng và vận hành hiệu quả các trung tâm phục vụ hành chính công từ cấp tỉnh đến cấp huyện và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại ở cấp xã tiếp tục được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Tiếp ngay sau Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang lần đầu xếp thứ hai, tăng 29 bậc và 8,06 điểm so với PCI 2021. Vị trí thứ ba là Hải Phòng, tụt 1 bậc so với năm ngoái.

Vị trí thứ tư bảng xếp hạng PCI năm nay là Bà Rịa - Vũng Tàu với 70,26 điểm. Bà Rịa - Vũng Tàu được ghi nhận với nhiều nỗ lực trong việc thuận lợi hóa môi trường và chú trọng thu hút đầu tư các dự án chất lượng cao.

Theo bảng xếp hạng PCI 2022, Nghệ An đạt 66,60 điểm, xếp thứ 23/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 7 bậc so với năm ngoái còn Hà Nội xếp thứ 20, trong khi thành phố Hồ Chí Minh xếp 27 trong danh sách 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong PCI 2022.

PCI 2022: Năm thứ 6 liên tiếp, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu - Ảnh 3.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI phát biểu tại buổi lễ công bố

Ở phía các địa phương có điểm thấp, Cao Bằng vẫn tiếp tục giữ vị trí thấp nhất, đứng thứ 63 nếu xếp hạng, với 59,58 điểm; Điện Biên ở vị trí 62, với 59,85 điểm và Bạc Liêu đứng thứ 61, với 60,36 điểm. Điện Biên và Bạc Liêu trong PCI 2021 ở vị trí tương ứng là 53 và 55.

Trong 5 năm gần nhất, những tỉnh, thành xếp bét bảng về chỉ số PCI đều thuộc về các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Có ý kiến cho rằng chỉ số này đang gây bất lợi với một số địa phương.


Lần đầu công bố chỉ số xanh cấp tỉnh

Lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).

PGI 2022 có 4 chỉ số thành phần được tạo thành từ 44 chỉ tiêu đo lường chất lượng quản trị môi trường tại các tỉnh, thành phố theo hướng gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, bao gồm: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (cho doanh nghiệp); đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; thúc đẩy thực hành xanh; hính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại lễ công bố, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh. Như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.

Kết quả năm đầu tiên cho thấy ba tỉnh đứng đầu chỉ số PGI là Bắc Ninh, Trà Vinh, Lạng Sơn. Bắc Ninh đạt điểm số cao nhất bởi mức độ quan trọng của chỉ tiêu dữ liệu cứng “số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí”.

“Chỉ số Xanh cấp tỉnh mới được xây dựng dựa trên nền tảng thành công của PCI và việc này là dấu hiệu cho thấy khu vực tư nhân ngày càng nhận thức rõ rằng các vấn đề môi trường cũng quan trọng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế,” Giám đốc Quốc gia USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu.

GS. TS. Admund J.Malesky, Đại học Duke, cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Vì thế cần áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, có sự hợp tác của khu vực công và tư.

Theo Dân sinh

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).