Thứ sáu, 29/03/2024

Phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp “tầm nhìn đúng, hiệu quả cao”

14/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

TP.Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2040. Lãnh đạo thành phố cùng các chuyên gia, nhà khoa học đều khẳng định: Phải có “tầm nhìn đúng – mới có hiệu quả cao”.


Phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp “tầm nhìn đúng, hiệu quả cao” - Ảnh 1.

Khu chế xuất Tân Thuận, TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư

 

Thu ngân sách hàng năm gần 50 nghìn tỷ đồng

Theo quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 23 KCX-KCN tập trung với tổng diện tích 5.921ha. Đến nay, đã có 19 KCX-KCN được thành lập, trong đó 17 KCX-KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%. Từ khi triển khai đến nay, các KCX-KCN của thành phố đã thu hút được 1.665 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của các KCX-KCN khoảng 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của thành phố (trừ dầu thô). Thu ngân sách các doanh nghiệp trong các KCX-KCN hàng năm gần 50.000 tỷ đồng.

Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) Hứa Quốc Hưng đánh giá, các KCX, KCN được thành lập thời kỳ đầu những năm 90 như KCX Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, KCN Bình Chiểu, Tân Thới Hiệp, Vĩnh Lộc, Tân Bình, Tân Tạo, Tây Bắc Củ Chi, Hiệp Phước giai đoạn 1 đã hoạt động được hơn một nửa thời hạn của dự án.

Theo ông Hưng, những vấn đề nêu trên cũng là nguyên nhân UBND TP.HCM giao Hepza sớm hoàn thành đề án để có hướng điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Qua tìm hiểu, doanh nghiệp tại các KCX-KCN đã hoạt động được một nửa chu kỳ dự án, hiện nay đang “do dự” đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị do thời gian còn lại ngắn, chỉ còn hơn 20 năm (một số khu chưa tới 20 năm).

Ông Hưng cho biết, Ban Quản lý và các công ty xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng KCX-KCN cũng gặp khó khăn trong thu hút đầu tư những dự án mới do thời gian còn lại của dự án là quá ngắn, khó thu hồi vốn cho dự án đầu tư sản xuất. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp, công ty xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng đều mong muốn thành phố sớm có phương án định hướng phát triển các KCX-KCN hiện hữu, lộ trình, chính sách chuyển đổi KCX-KCN để các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao an tâm đầu tư dài hạn; các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cũ, lạc hậu có kế hoạch đổi mới công nghệ, cũng như tiếp tục thu hút những dự án mới phù hợp quy hoạch, định hướng của thành phố vào KCX-KCN.

Quy hoạch phải có chiều sâu

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, sau 30 năm xây dựng, vận hành các KCX-KCN của TP.HCM hoạt động rất hiệu quả, đóng góp tỷ trọng lớn trong công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, để đánh giá lại toàn diện những mặt được và chưa được của mô hình này, TP.HCM đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án Định hướng phát triển các KCX-KCN TP.HCM giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2040 với mong muốn lắng nghe các hiến kế, để từ đó định hướng, tái cấu trúc lại theo tình hình thực tế, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại diện hầu hết hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đều mong muốn UBND TPHCM giữ lại các KCX-KCN, đặc biệt KCX Tân Thuận khi thời hạn còn lại rất ngắn.

Các chuyên gia cho rằng, quy hoạch phát triển KCX-KCN phải đồng bộ, “phải có tầm nhìn đúng thì hiệu quả mới cao được”.

Trên cơ sở kế thừa, xem xét lại cái hay cái đúng, đặc biệt, trong quy hoạch phải có thời hạn rõ ràng và xem xét thận trọng những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ông Nguyễn Chơn Trung - Nguyên Trưởng ban Quản lý Hepza đề nghị, riêng đối với KCX Tân Thuận đã hoàn thành sứ mệnh nhưng để như hiện nay thì không ổn. Nên chăng nâng cao hiệu suất dự án đầu tư và mở rộng diện tích, như gắn với Khu kinh tế phía Nam thành phố. Vì vậy, TP muốn thúc đẩy phát triển các KCX-KCN, quy hoạch sắp tới phải có trọng tâm trọng điểm.

“Phải coi khó khăn của nhà đầu tư như chính mình và chăm sóc nhà đầu tư chu đáo... Đặc biệt, để khắc phục những khó khăn hiện nay, cần áp dụng mô hình trước đây, có cơ chế một cửa tại chỗ, được tự chủ tài chính” – ông Trung đề xuất.

Đại diện Công ty TNHH Hepzone - Linh Trung đề nghị, cần mở rộng và “linh hoạt” cho các ngành nghề khi đáp ứng các tiêu chí, chứ không gói gọn nhóm ngành từng khu như hiện nay để doanh nghiệp không phải qua khu vực khác. Đồng thời, lựa chọn nhà đầu tư vào các KCX-KCN có năng lực mạnh về tài chính và có kinh nghiệm đầu tư quốc tế. Ngoài ra, Đề án cần lưu ý đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng như cung cấp điện, nước, gas, IT… ổn định cho các nhà máy hoạt động không bị gián đoạn; tạo điều kiện thuận tiện về tuyến đường từ khu KCX-KCN đến sân bay và năng lực đối ứng của sân bay./.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.