Chủ nhật, 05/05/2024

Thưởng thức Phở Tàu Bay tuổi đời hơn 60 năm ở Sài Gòn

24/05/2022 9:41 AM (GMT+7)

"Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm" - là câu vè người Sài Gòn miêu tả về thương hiệu phở Bắc nổi tiếng có mặt tại Sài Gòn từ năm 1954. Quán còn đặc biệt vì hiện có hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau, với màu sắc nhận diện khác nhau.

Phở Tàu Bay tuổi đời hơn 60 năm, thực khách hoang mang vì hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau - Ảnh 1.

Phở Tàu Bay - Quán phở tuổi đời hơn 60 năm tại Sài Gòn


Sự tích Phở Tàu Bay tại Sài Gòn

Người Sài Gòn đã quen thuộc với thương hiệu Phở Tàu Bay hơn 60 năm qua. Cùng phở Hòa, phở Hùng hay phở Dậu, cái tên phở Tàu Bay có lẽ là thương hiệu lâu đời nhất ở Sài Gòn khi xuất hiện từ năm 1954.

"Nhà bố mẹ tôi năm 1960 ở sau lưng nhà thờ Bắc Hà. Tôi vẫn thường đi qua cái hẻm sát quán phở rồi quẹo trái đến ngã ba sau lưng nhà thờ, đi qua vài căn nhà là đến nhà bố mẹ của tôi. Năm thì mười họa tôi cũng được bố mẹ dẫn vào quán ăn phở Tàu Bay này. Tôi còn nhớ trước mặt quán băng qua đường Lý Thái Tổ là đồn Quân Cảnh, bây giờ là bệnh viện Nhi", thực khách tên Quân chia sẻ.

Phở Tàu Bay từ khi ra đời, đã "đóng đô" tại 433 – 435 Lý Thái Tổ, phường 9, Quận 10. Quán do ông Phạm Đình Nhân, người Bắc gốc Nam Định, di cư vào Nam năm 1954 rồi mở quán phở mưu sinh.

Phở Tàu Bay - Quán phở tuổi đời hơn 60 năm, khiến thực khách hoang mang với hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau - Ảnh 1.

Quán phở Tàu Bay vào năm 1954. Ảnh tư liệu

"Bố tôi ngày xưa bán phở trên phố Bà Triệu, ông tên Phạm Đình Nhân nên người ta gọi là phở Nhân. Hồi có mấy ông lính tặng bố tôi cái mũ ca-lô, ông cụ quý lắm cứ đội suốt. Mấy người khách đến ăn thấy giống mũ phi công hay đội nên gọi bố tôi là ông tàu bay, rồi cái tên phở Tàu Bay cũng ra đời từ đó", ông Phạm Đình Khang, con trai chủ thương hiệu Phở Tàu Bay, kể.

Năm 1954, ông Nhân đem theo gia đình, cùng hương vị phở Tàu Bay từ miền Bắc di cư vào Nam. Lúc bấy giờ chỉ có một quán phở duy nhất nằm trên đường Lý Thái Tổ ( phường 9, quận 10).

"Thời đó ở miền Nam ít người ăn phở. Khách ghé quán hầu hết là người miền Bắc, họ tới ăn để đỡ nhớ quê. Cũng có khách là người Nam, họ đến ăn thì muốn có thêm rau, giá, tương đen, đỏ… nhưng cụ nhà tôi kiên quyết nói không", ông Khang kể lại.

Phở Tàu Bay - Quán phở tuổi đời hơn 60 năm, khiến thực khách hoang mang với hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau - Ảnh 2.

Ông Khang - con trai người sáng lập thương hiệu phở Tàu Bay, tại quán nhà mình nhiều năm trước, khi đồng phục quán còn là màu xanh. Ảnh tư liệu

Phở Tàu Bay thời đó còn khiến thực khách nhớ mãi với những tô phở có từng tên riêng như "tô xe lửa", "tô tàu thủy", "tô xe hơi"... Khởi thủy quán phở Tàu Bay khi còn ở Hà Nội, đóng đô gần ga xe lửa. Thực khách chỉ cần ăn một tô tại quán, với đầy ắp bánh phở, thịt bò chan cùng nước dùng béo, ngậy, thơm nức... là có thể no cả ngày. Bởi vậy, tô phở ở đây còn có tên "tô xe lửa" vừa để định vị nơi quán "đóng đô", vừa để diễn tả sự "siêu to, siêu khổng lồ" của tô phở.

Tên gọi này theo quán vào tới tận Sài Gòn, bởi thế, dân Sài Gòn hơn 60 năm qua vẫn truyền tai câu vè: "Sài Gòn có phở Tàu Bay - Ăn tô xe lửa cả ngày ngán cơm". Sau này tên gọi "tô tàu thủy", "tô xe hơi"... chỉ là để chỉ mức độ nhỏ đi về kích thước của tô phở - theo như giải thích của chủ quán.

Phở Tàu Bay hai chi nhánh liền kề nhau khiến thực khách hoang mang

Hiện nay, thực khách thường bối rối khi tìm đến địa chỉ trên đường Lý Thái Tổ nhưng thấy tới hai quán Phở Tàu Bay nằm sát cạnh nhau. Một quán có biển báo và nhân viên mặc đồng phục vàng, quán còn lại biển báo và đồng phục nhân viên mang sắc đỏ.

Phở Tàu Bay - Quán phở tuổi đời hơn 60 năm, khiến thực khách hoang mang với hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau - Ảnh 3.

Hai quán phở Tàu Bay nằm liền kề nhau. Ảnh: Quang Định

"Quán nào cũng là phở Tàu Bay chính hiệu. Năm 1975, sau khi bố tôi mất, mấy người bà con bên nội của tôi từ ngoài Bắc mới vào Nam lập nghiệp. Quán kế bên là của người anh họ. Thật ra cùng là người thân trong dòng họ cả nên tôi cũng không khó chịu gì khi có người mở quán cạnh tranh. Người nào ăn phở ông cụ tôi xưa giờ thì thích ghé đây, không thì người ta ghé bên kia", ông Khang giải thích.

Cũng theo ông Khang, quán nhà ông trước kia, thường nhất định không kèm rau thơm và giá sống cho khách ăn phở.

"Người ta hay nói bố tôi bảo thủ, nhưng thực ra, ông cụ tôi sợ thêm rau, giá vào sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của phở. Sau khi ông cụ mất, bà cụ nhà tôi vì muốn chiều ý khách nên bảo cho thêm rau giá.

Tôi cũng thử nghiệm rồi, rõ ràng khi cho giá vào nó sẽ làm nhạt vị của nước phở nên tôi đấu tranh đến cùng. Sau quyết định dẹp giá, chỉ cho thêm rau thơm ăn kèm. 

Phần cũng vì tôi là con trai duy nhất của ông cụ nên vẫn muốn giữ lại chút hương vị truyền thống. Tự bản thân tôi cảm thấy, hương vị phở bây giờ chỉ đạt khoảng 80 - 90% so với thời ông cụ tôi nấu ngày xưa", ông Khang cho biết.

"Nếu bánh phở của quán "áo vàng" - (quán nhà ông Khang) dày và to hơn, nước lèo thơm mùi gừng nướng trên lửa, thì phở của quán "áo đỏ" mang phong cách miền Nam, nước lèo béo, ngọt thanh, thơm mùi xương ống, quế và hồi thảo quả. 

Tôi nhận thấy khách đến quán "áo vàng" ít cho thêm rau thơm hay ngò tây vào tô, dù chủ quán đã đặt sẵn trên bàn. Ngược lại, khách bên quán "áo đỏ" thích cho thêm miếng chanh, xịt đủ loại tương đen và đỏ, cho thêm thật nhiều rau, giá chụng", một thực khách so sánh.

Phở Tàu Bay - Quán phở tuổi đời hơn 60 năm, khiến thực khách hoang mang với hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau - Ảnh 5.

"Tô xe lửa" tại quán Tàu Bay của người anh họ ông Khang. Ảnh: Quang Định

Bên cạnh nhiều thực khác gây hiềm khích bằng cách đưa những nhận xét chia rẽ hai quán phở cùng tên Tàu Bay, một số khách quen của quán khi xưa cho rằng: hai quán phở Tàu Bay đều là hậu duệ chính tông của ông chủ gốc, chỉ là chia hai quán để chiều lòng thực khách có khẩu vị khác nhau.

"Còn chất lượng theo tôi nghĩ cũng na ná nhau. Dù nói thế nào thì hai quán vẫn là hậu duệ chính tông của ông chủ Tàu Bay từ Hà Nội vào Nam năm 1954. Ông quê ở Liên Minh - Vụ Bản - Nam Định. Đừng chia rẽ gia đình họ mà phải tội với tiền nhân", thực khách lớn tuổi tên Hải chia sẻ.

Phở Tàu Bay - Quán phở tuổi đời hơn 60 năm, khiến thực khách hoang mang với hai chi nhánh nằm ngay cạnh nhau - Ảnh 6.

Cận cảnh tô phở Tàu Bay đậm vị Bắc có tuổi đời hơn 60 năm tại Sài Gòn. Ảnh: Quang Định

"Lần đầu tiên tôi được ăn phở Tàu Bay là cuối tháng 4 năm 1976, cũng là lần đâu tiên từ Hải Phòng, vào Sài Gòn, được ăn bát phở Bắc đúng nghĩa. 

Trước kia phần lớn tôi chỉ ăn "phở không người lái" (phở không nhân). Cho nên khi được ăn tô "phở xe lửa" có thịt, tôi nhớ mãi, từ đó lại thi thoảng ghé ăn phở Tàu Bay", ông Đinh Hoàng Hải, một Việt Kiều cao tuổi nhớ lại.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.