Ở miền Tây có câu ca dao "Muốn ăn mắm sặc bần chua/Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm". Mùa nước nổi không chỉ mang đến nguồn tôm cá trù phú mà còn bội thu các loại cây trái, trong đó có trái bần.
Trái bần, nghe cái tên có vẻ nghèo khó, thô kệch nhưng ít ai biết nó còn có một tên gọi mỹ miều khác là trái thủy liễu.
Cây bần mọc dại ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đâu có sông, có vàm, có cù lao là ở đó có trái bần.
Trước đây, bần gắn với tuổi thơ của người dân miền Tây. Mỗi bữa cơm nghèo khó đều có canh chua trái bần hoặc bần trộn muối ớt.
Vị chua chua bùi bùi của trái bần có hương vị riêng, khác với vị chua của trái me, sấu, khiến người dân nơi đây dù đi xa cũng không quên được hương vị của trái bần ở quê.
Một thời gian, người ta chặt bớt cây bần để trồng các loại cây ăn quả khác vì chúng không mang lại giá trị kinh tế.
Còn giờ đây, trái bần đã "lên đời", thành đặc sản nổi tiếng.
Bần còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Canada, Đức, Úc...
Ngoài trái bần tươi được bán với giá 50.000-70.000/kg, trên chợ mạng còn có trái bần khô bán giá 180.000 đồng/kg.
Ở miền Tây còn có nhiều món đặc sản làm từ trái bần như cốt bần, bột bần, mứt bần, rượu bần. Du khách đến đây tìm mua những thứ đặc sản này để về làm quà tặng.
Từ thứ quả dân dã, trái bần giờ đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân vùng sông nước.
Hiện nay, giá dừa khô nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang tăng trở lại, với giá từ 45.000-50.000 đồng/chục (12 trái), sau hơn 5 tháng rớt giá chỉ từ 10.000-15.000 đồng/chục. Nhờ đó, nông dân Bến Tre phấn khởi hơn bởi thị trường thu mua dừa khô nguyên liệu đang dần khởi sắc trở lại.
Sản phẩm "Cá khô bổi U Minh" đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể và là sản phẩm ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Cà Mau từ khá lâu. Gần đây địa phương quan tâm xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP nên càng được thị trường đánh giá cao.
Không chỉ tôm, cua trong đất liền mà nhiều loại hải sản ở các đảo vùng biển Tây Nam cũng giảm giá. Các quán ăn, nhà hàng cho biết gần cuối mùa hè, khách đi du lịch thưa dần.
Thông tin một số clip, tài khoản đăng tải về việc một người nước ngoài thuê nhà tại Khu đô thị Vạn Phúc bị Van Phuc Group cưỡng chế hoạt động kinh doanh là hoàn toàn sai sự thật, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Van Phuc Group.
Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ, canh tác hữu cơ nên nhiều loại trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã và đang ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong nước và nước ngoài, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.
Từ ngày 11-15/8, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hong Kong (Trung Quốc) diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Hong Kong.
Nắm bắt nhu cầu sử dụng rau rừng ngày càng cao, ông Đèo Văn Thiện (SN 1951, thôn Tân Hưng, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã đầu tư trồng rau dớn rừng, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm