Quy hoạch TP.HCM tận dụng tối đa các cơ hội, hóa giải những thách thức (thể chế, sập lún, ngập lụt, ùn tắc giao thông); xác định rõ điểm nghẽn, nguyên nhân dẫn đến hạn chế sự phát triển trong thời gian qua để có giải pháp phù hợp.
Thời gian qua, TP.HCM đang đẩy mạnh việc quản lý quy hoạch đô thị triển khai theo hướng đổi mới, chú trọng đánh giá dữ liệu, tăng tính khoa học, đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM vừa thông tin tiến độ triển khai Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm ô nhiễm với tổng kinh phí hơn 9.600 tỷ đồng.
Theo HoREA, các địa phương thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, trong đó có yêu cầu thẩm định 'đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị' thì đang bị 'vướng' 03 quy định của 03 nghị định là Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Nghị định 30/2021/NĐ-CP, Nghị định 49/2021/NĐ-CP.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác nghiên cứu đầu tư phát triển không gian đô thị khu vực trung tâm TP.HCM, định hướng phát triển về giao thông, bến bãi đậu xe, trung tâm thương mại ngầm. Tổ công tác do Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã làm tổ trưởng.
Trước đề xuất lắp mái che tại vỉa hè đường Lê Lợi mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM, nhiều người dân thắc mắc tại sao không tái lập lại hàng cây xanh như vỉa hè phía đối diện.
Dưới vỉa hè bên phải đường Lê Lợi (hướng từ phố đi bộ Nguyễn Huệ - chợ Bến Thành) là khu vực đường hầm của tuyến metro số 1. Do đó việc trồng cây sẽ gây ảnh hưởng đến công trình về lâu dài.
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng mới dừng lại ở trên giấy, nếu không triển khai sẽ dẫn đến việc thất thoát tài nguyên đất. Quỹ đất ven sông, nguồn lực để phát triển đô thị sẽ mất.
Kiến trúc của các biệt thự Pháp cổ góp phần tạo nên cấu trúc không gian đô thị của Hà Nội, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cũng như quy hoạch đô thị hiện nay và sau này.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm với tổng diện tích khoảng 54.700 ha, thuộc 14 đơn vị hành chính của huyện.