Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về việc thẩm định, phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2045 với mục tiêu đưa huyện này trở thành đô thị hạt nhân vùng.
Theo đó, khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm với tổng diện tích khoảng 54.700 ha, thuộc 14 đơn vị hành chính của huyện Cam Lâm. UBND tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của Đồ án nhằm hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cấp quốc gia, hạt nhân phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2045.
Đô thị mới Cam Lâm sẽ có 7 phân khu chức năng, dự kiến đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 13.000 - 15.000 ha và đến năm 2045 khoảng 19.000 - 20.000 ha. Dự báo dân số của Cam Lâm đến năm 2045 khoảng 770.000 người.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức hội thảo lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. Đây là đồ án tác động đến hàng vạn hộ dân trên diện tích lớn. Vì thế, tỉnh rất quan tâm, lắng nghe đóng góp của người dân để cuộc sống sẽ tốt hơn khi thực hiện đồ án.
“Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm nhận được sự quan tâm lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, vì 1 dự án lớn như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư. Tỉnh Khánh Hòa đã báo cáo đến các cấp, các ngành để làm sao có những khu đô thị tái định cư thật sự chuẩn mực, làm cho cuộc sống của người dân với tư cách là công dân của đô thị sân bay ngày càng phát triển”, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.