Hà Nội 31oC
Thứ sáu, 24/03/2023

Quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD

12/11/2021 7:00 PM (GMT+7)

Nền kinh tế số Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020, tương đương Malaysia nhưng đứng sau Indonesia, Thái Lan.

Số liệu trên vừa được Google, Temasek và Bain & Co. đề cập trong báo cáo mới công bố. Sự gia tăng này về cơ bản là nhờ vào sức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử cho dù thị trường du lịch trực tuyến bị thu hẹp do các quy định hạn chế di chuyển.

Với tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt 21 tỷ USD, nền kinh tế số Việt Nam đang tương đương Malaysia và đứng sau Indonesia (70 tỷ USD) và Thái Lan (30 tỷ USD). Dự kiến vào năm 2025, quy mô nền kinh tế số sẽ đạt 57 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%. Vào thời điểm đó, nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan (quy mô dự kiến 56 tỷ USD), và đã bỏ xa Malaysia (35 tỷ USD). Trong khi đó, Indonesia vẫn dẫn đầu với 146 tỷ USD.

Đơn vị: Tỷ USDQuy mô nền kinh tế số các nướcNguồn: e-Conomy SEA 202121217070212117171515303057571461463535404027275656Năm 2021Dự báo năm 2025Việt NamIndonesiaMalaysiaPhilippinesSingaporeThái Lan050100150200VnExpress

Việt Nam đã có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), với 55% trong số họ đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị. Mức độ duy trì cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống.

Theo đó, 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Những người đã dùng các dịch vụ kỹ thuật số trước đại dịch đã sử dụng thêm trung bình 4 dịch vụ từ khi đại dịch xảy ra, và mức độ hài lòng của hầu hết người dùng với các dịch vụ này đạt 83%.

Tại Việt Nam, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số. 99% hiện chấp nhận hình thức thanh toán trực tuyến. Nhiều đơn vị đang dùng các công cụ kỹ thuật số để thu hút khách hàng và 72% dự kiến tăng mức sử dụng các công cụ tiếp thị này trong 5 năm tới.

Trong nửa đầu năm 2021, vốn đầu tư vào các doanh nghiệp kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Báo cáo đánh giá, Việt Nam tiếp tục là trung tâm sáng tạo hấp dẫn với số lượng vườn ươm doanh nghiệp, chương trình phát triển và phòng nghiên cứu nhiều hơn so với đa số các nước trong khu vực.

Tuy thị trường có tính biến động, nguồn vốn toàn cầu vẫn chảy vào Việt Nam nhờ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng vững chắc và hệ sinh thái kỹ thuật số đang phát triển. Vốn đầu tư tăng trưởng mạnh trong đại dịch giữ ở mức cao như thương mại điện tử, công nghệ tài chính, công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Điển hình vừa qua là thương vụ AIA cùng với các nhà đầu tư như Mirae Asset - Naver Asia Growth Fund, Taiwan Mobile, Yuanta Fund, STIC Investments rót 258 triệu USD vào Tiki.

Quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 21 tỷ USD - Ảnh 1.

Shipper nhận đồ uống tại một cửa hàng ở quận 7, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ở toàn khu vực Đông Nam Á, báo cáo của Google cho biết nền kinh tế số nơi đây năm nay đạt quy mô 174 tỷ USD, tăng 49% so với 2020. Khu vực này đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi bắt đầu đại dịch, dẫn đầu là Thái Lan và Philippines. Dự báo, đến 2025, nền kinh tế số sẽ đạt quy mô gấp đôi với 363 tỷ USD, vượt xa dự báo trước đó là 300 tỷ USD.

"Đông Nam Á đang có một thập kỷ kỹ thuật số đi trước chúng ta và khả năng nền kinh tế số này đạt được quy mô 1.000 tỷ USD vào năm 2030", Stephanie Davis, Phó chủ tịch Google Đông Nam Á, chia sẻ với Bloomberg.

Thỏa thuận đầu tư dành cho các công ty Internet ở Đông Nam Á đạt tổng trị giá 11,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, sắp vượt qua con số 11,6 tỷ USD trong cả năm 2020. Một số công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị nhất trong khu vực bao gồm Grab và GoTo đang chuẩn bị IPO để huy động thêm vốn.

"Năm 2021 là một kỷ lục về đầu tư vào nền kinh tế ròng Đông Nam Á. Thế giới đang tràn ngập thanh khoản và tìm kiếm cơ hội đầu tư trong môi trường lãi suất thấp, nhưng đó cũng là vì mọi người đã thấy khả năng phục hồi của lĩnh vực này với Covid-19", Rohit Sipahimalani, Chiến lược gia đầu tư và người đứng đầu khu vực Đông Nam Á tại Temasek, bình luận.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Toshiba - tượng đài công nghệ Nhật Bản, đã được bán với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba - tượng đài công nghệ Nhật Bản, đã được bán với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba đã chấp nhận lời đề nghị mua lại từ một nhóm doanh nghiệp với giá 15,3 tỷ USD. Nếu việc mua bán diễn ra thành công, đây sẽ là một trong những thương vụ mua lại cổ phần tư nhân lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Nhật Bản.

Gần 600 phòng giao dịch bưu điện có thể không nhận gửi tiết kiệm

Gần 600 phòng giao dịch bưu điện có thể không nhận gửi tiết kiệm

Ngân hàng Nhà nước đề xuất từ ngày VNPost thoái xuống dưới 5% vốn điều lệ của LienVietPostBank, phòng giao dịch bưu điện sẽ không được nhận tiền gửi tiết kiệm.

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bơm 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bơm 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank vừa triển khai các gói tín dụng với tổng quy mô lên tới 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD, với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường...

Chuyên gia: Sự sụp đổ của SVB “có lợi” cho hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chuyên gia: Sự sụp đổ của SVB “có lợi” cho hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo ông Michael Kokalari - Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, sự sụp đổ của SVB không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế Việt Nam, thậm chí có thể có lợi cho hệ thống ngân hàng trong nước.

Khơi thông pháp lý để không giảm sức hút của thị trường bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài

Khơi thông pháp lý để không giảm sức hút của thị trường bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài

Theo các chuyên gia, bài toán "quyết định" của bất động sản Việt Nam hiện nay vẫn là vướng mắc pháp lý như tiền sử dụng đất, thủ tục xây dựng, thủ tục cấp sổ hồng… Các vấn đề này cần được tháo gỡ sớm để vực dậy niềm tin của nhà đầu tư.

Doanh nghiệp ngoại tiếp tục cuộc đua thâu tóm bất động sản Việt Nam

Doanh nghiệp ngoại tiếp tục cuộc đua thâu tóm bất động sản Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp ngoại đang tăng cường mua bán và sáp nhập (M&A) tại thị trường bất động sản Việt Nam. Khi thị trường bất động sản ảm đạm, các thương vụ M&A lại nóng lên.