Thứ hai, 06/05/2024

Rất ít công ty dược trong nước có lợi nhuận từ dược phẩm Covid-19

20/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Mặc dù nhiều doanh nghiệp dược trong nước được Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu vaccine Covid-19, nhưng hiện mới chỉ có VNVC (Công ty CP Vacxin Việt Nam) là đơn vị duy nhất ngoài Bộ Y tế thực hiện hoạt động này. Lý do thủ tục nhập khẩu vaccine Covid-19 tương đối phức tạp.

Rất ít công ty dược phẩm trong nước được hưởng lợi từ vaccine hoặc thuốc điều trị Covid-19 - Ảnh 1.

Tiêm chủng vaccine cho người dân tại Viện Psateur TP.HCM - Ảnh: Quốc Hải

Dịch Covid-19 tăng mạnh nhưng lại gây khó khăn cho ngành dược và các bệnh viện

Theo SSI Research, năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhưng lại gây khó khăn cho cả ngành dược lẫn các bệnh viện.

Cụ thể, với các bệnh viện, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) thường xuyên trong tình trạng quá tải, thiếu hụt một lượng lớn bác sĩ có chuyên môn cao, trong khi việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 hầu hết đang phải miễn phí hoặc tính mức phí tương đối thấp.

"Trong năm 2021, chỉ có một số bệnh viện vẫn được hưởng lợi khá tốt nhờ doanh thu gia tăng từ dịch vụ xét nghiệm Covid-19 trong giai đoạn bùng phát dịch. Đặc biệt là đối với các bệnh viện đã ký hợp đồng với khách hàng là các khu công nghiệp lớn với nhu cầu xét nghiệm thường xuyên cho cán bộ nhân viên" – chuyên gia SSI Research, thông tin.

Trong khi đó, với ngành dược, tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam giảm 6% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ chỉ tăng +2% so với cùng kỳ và doanh thu tại kênh bệnh viện giảm -14% so với cùng kỳ.

Việc áp dụng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực miền Nam, gây gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối của các công ty dược phẩm. Trong khi đó, nhiều bệnh viện phải chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid-19, khiến doanh thu đấu thầu thuốc giảm mạnh, trong khi kênh bệnh viện hiện chiếm tới hơn 60% nhu cầu dược phẩm.

Rất ít công ty dược phẩm trong nước được hưởng lợi từ vaccine hoặc thuốc điều trị Covid-19 - Ảnh 2.

Diễn biến ngành chăm sóc sức khỏe trong năm 2021 - Nguồn: SSI Research

Chưa kể, dự liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng giá trị nhập khẩu thuốc của Việt Nam trong năm 2021 tiếp tục tăng 5,3% so với cùng kỳ do nguồn cung thuốc nội địa hầu như không tăng thêm vì tiến độ đình trệ của nhiều nhà máy sản xuất trong nước, cùng với nhu cầu gia tăng đối với thuốc đặc trị Covid từ các công ty thuốc nước ngoài.

Như vậy, tổng thị phần thuốc nhập khẩu của Việt Nam tăng nhẹ lên 58% trong năm 2021 từ mức 56% trong năm 2020, tiếp tục chiếm ưu thế so với thuốc sản xuất nội địa.

"Đối với các công ty dược phẩm, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh có thể tích cực ngay trong nửa đầu năm 2022 khi người dân dự trữ thuốc cho biến thể Omicron mới. Trong khi nhóm các bệnh viện phải chờ sự phục hồi trong nửa cuối năm 2022, khi Việt Nam đối phó được với biến thể mới, đồng thời cũng nới lỏng hẳn các hạn chế đi lại…" – chuyên gia của SSI Research, nêu.

Theo các chuyên gia của SSI Research,  rất ít công ty dược phẩm trong nước được hưởng lợi từ vaccine hoặc thuốc điều trị Covid-19. Bởi, dù nhiều doanh nghiệp dược trong nước thông báo được Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu vaccine, hiện tại mới chỉ có VNVC là đơn vị duy nhất ngoài Bộ Y tế thực hiện hoạt động này, lý do vì thủ tục nhập khẩu vaccine tương đối phức tạp.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ và mới chỉ một số ít đơn vị tư nhân được phép tham gia, chẳng hạn như Stellapharm (công ty FDI do Stada sở hữu), hiện là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất Molnupiravir (một loại thuốc đặc trị Covid chính).

"Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang bắt đầu cho phép nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đăng ký sản xuất thuốc điều trị Covid dựa trên bản quyền thuốc được nhượng lại gần đây từ Pfizer và MSD. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho ngành dược trong năm 2022" – chuyên gia SSI Research, dự báo.

Giá cả thuốc và các dịch vụ y tế dự kiến tăng từ 4 - 6% trong năm 2022

Với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng 2 mũi trở lên, trong khi các biến thể Covid-19 mới có thể ít nguy hiểm hơn với tỷ lệ nhập viện thấp hơn, dự kiến nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong năm 2022 sẽ sớm vượt qua mức trước dịch Covid-19. Theo đó, số lượt đến thăm khám tại bệnh viện hồi phục về mức bình thường và nhóm dược phẩm sẽ có thêm phần doanh thu đáng kể từ các dòng thuốc hạ sốt và vitamin (được sử dụng thường xuyên để điều trị các triệu chứng Covid nhẹ).

Đặc biệt, nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận công thức sản xuất thuốc điều trị Covid (do Pfizer và MSD chuyển giao) và có thể sớm thương mại hóa trong năm 2022.

Tuy nhiên, theo SSI Research, giá các dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc men dự kiến tăng nhẹ từ 4-6% trong năm 2022. Việc tăng giá là tất yếu do các công ty dược phẩm đã phải ứng phó với việc giá nguyên liệu (API) tăng cao, trong khi các bệnh viện phải đối mặt với nhiều chi phí hoạt động đắt đỏ trong hai năm qua khi đại dịch bùng phát.

"Ước tính lợi nhuận của các công ty chăm sóc sức khỏe tăng 15% so với cùng kỳ, nhờ doanh thu tăng trưởng 12% và tăng giá dự kiến từ 4 - 6% đối với cả thuốc và các dịch vụ y tế. Trong đó, nhóm các công ty dược phẩm có thể ghi nhận tăng trưởng cao trong cả năm 2022, trong khi nhóm bệnh viện sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong nửa cuối năm",  chuyên gia của SSI Research, dự báo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Cộng tác theo mô hình tiếp thị liên kết của Shopee, nhiều đối tác hiện đang hoang mang vì rơi vào vòng xoáy nợ nần và có nguy cơ đối diện với pháp luật.

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sắp diễn ra tại TP.HCM

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sắp diễn ra tại TP.HCM

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu là nơi hội tụ các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hàng đầu của TP.HCM và Việt Nam, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua hàng đa dạng của các nhà mua hàng quốc tế.

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.