Sản xuất của các nhà máy ở Châu Á gồm cả Việt Nam giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
V.N (Theo Reuters)
02/06/2025 3:48 PM (GMT+7)
Hoạt động sản xuất của châu Á đã giảm trong tháng 5 do nhu cầu yếu ở Trung Quốc và tác động của thuế quan của Mỹ đã gây thiệt hại nặng nề cho các công ty, nhấn mạnh triển vọng u ám đối với khu vực từng tăng trưởng nhanh này.
Sản xuất ở các nhà máy Châu Á đã giảm mạnh. Ảnh từ video của Reuters.
Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia phụ thuộc vào thương mại, đang tiếp tục chứng kiến hoạt động sản xuất thu hẹp trong tháng 5 khi thuế quan ô tô của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm lu mờ triển vọng xuất khẩu.
Chỉ số PMI ngành sản xuất cuối cùng trong tháng 5 của Nhật Bản do Ngân hàng au Jibun công bố là 49,4, tăng so với tháng 4 nhưng vẫn dưới ngưỡng 50, cho thấy sự co hẹp trong tháng thứ 11 liên tiếp, theo một cuộc khảo sát tư nhân được công bố hôm thứ Hai 2/6.
Chỉ số PMI của Hàn Quốc – nền kinh tế lớn thứ tư châu Á – đạt 47,7 trong tháng 5, cũng nằm dưới ngưỡng 50 trong tháng thứ tư liên tiếp do nhu cầu yếu và ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ, theo khảo sát của S&P Global.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều ghi nhận nền kinh tế suy giảm trong quý đầu năm, khi các mức thuế của cựu Tổng thống Trump và sự bất định trong chính sách thương mại của Mỹ gây sức ép lên xuất khẩu và hoạt động doanh nghiệp.
Trước đó, một cuộc khảo sát chính thức công bố hôm 31/5 cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng 5, lần giảm thứ hai theo tháng, một dấu hiệu cho thấy sự suy yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tăng trưởng sản xuất của Ấn Độ cũng chậm lại xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vào tháng 5 khi nhu cầu suy yếu giữa lúc áp lực giá cả và căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Không có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình sẽ được cải thiện.
Các nhà phân tích cho biết, khi nhiều nền kinh tế châu Á đạt được ít tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, sự không chắc chắn có thể sẽ khiến các công ty không tăng sản lượng hoặc chi tiêu.
"Thật khó để mong đợi hoạt động sản xuất của châu Á sớm khởi sắc khi các quốc gia trong khu vực phải chịu mức thuế 'có đi có lại' khá cao" - Toru Nishihama, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết.
"Trong bối cảnh nhu cầu trong nước yếu, Trung Quốc đang tràn ngập châu Á bằng hàng xuất khẩu giá rẻ, điều này cũng gây áp lực giảm phát lên các nền kinh tế trong khu vực" - ông cho biết.
Hôm 29/5, ông Trump cho biết Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận hai chiều để giảm thuế quan, trong khi Trung Quốc khẳng định họ vẫn duy trì liên lạc về thương mại với Mỹ. Ông Trump cũng tuyên bố tăng gấp đôi thuế thép và nhôm trên toàn thế giới lên 50%, một lần nữa làm rung chuyển thương mại quốc tế.
Cũng cuối tuần trước, Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý tổ chức một vòng đàm phán thương mại khác trước hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6, nhưng nhà đàm phán thuế quan hàng đầu của Nhật Bản cho biết sẽ không đạt được thỏa thuận nào nếu không có nhượng bộ về tất cả các loại thuế quan của Mỹ, bao gồm cả thuế quan đối với ô tô.
Các cuộc khảo sát tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất của Việt Nam, Indonesia và Đài Loan cũng giảm vào tháng 5.
Bộ Công Thương Việt Nam ngày 5/6 thông báo đã gửi một văn bản phản hồi các yêu cầu thương mại từ phía Mỹ đồng thời bày tỏ “quyết tâm và thiện chí” trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên.
Bộ Tài chính cho biết, 5 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã rà soát gần 165.000 người nộp thuế kinh doanh qua thương mại điện tử. Hơn 25.000 trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh bị truy thu hơn 330 tỷ đồng.
Bán trà đá vỉa hè, mỗi ngày thu về đôi ba trăm nghìn, có vẻ chẳng đáng là bao. Nhưng khi nhà nước siết chặt quản lý thuế, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: “Làm ăn nhỏ vậy có phải nộp thuế không? Nếu có thì nộp bao nhiêu?”.
Thủ tướng ra Công điện 82, yêu cầu cả hệ thống chính trị tiếp tục cao điểm chống buôn lậu, gian lận, hàng giả. Kiên quyết xử lý cán bộ bao che, tiếp tay vi phạm.
Bộ Công Thương Việt Nam ngày 5/6 thông báo đã gửi một văn bản phản hồi các yêu cầu thương mại từ phía Mỹ đồng thời bày tỏ “quyết tâm và thiện chí” trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên.
Bộ Tài chính cho biết, 5 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã rà soát gần 165.000 người nộp thuế kinh doanh qua thương mại điện tử. Hơn 25.000 trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh bị truy thu hơn 330 tỷ đồng.
Bán trà đá vỉa hè, mỗi ngày thu về đôi ba trăm nghìn, có vẻ chẳng đáng là bao. Nhưng khi nhà nước siết chặt quản lý thuế, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: “Làm ăn nhỏ vậy có phải nộp thuế không? Nếu có thì nộp bao nhiêu?”.
Thủ tướng ra Công điện 82, yêu cầu cả hệ thống chính trị tiếp tục cao điểm chống buôn lậu, gian lận, hàng giả. Kiên quyết xử lý cán bộ bao che, tiếp tay vi phạm.