PVCFC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sứ mệnh phục vụ hàng triệu nông dân bằng những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng và vùng đất. Ứng dụng thành tựu công nghệ trên nền tảng công nghiệp hóa dầu, Nhà máy Đạm Cà Mau – Chi nhánh thuộc PVCFC là nhà máy nội địa duy nhất tại Việt Nam có khả năng sản xuất urê hạt đục, được đánh giá chất lượng ổn định, dinh dưỡng đủ, bền, thích hợp với đa dạng cây trồng và thổ nhưỡng, góp phần tích cực vào mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Nhà máy Đạm Cà Mau được xây dựng theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thuộc G7. Mỗi năm Phân bón Cà Mau đều đặn cung ứng ra thị trường từ 860.000 tấn urê cho nội địa và xuất khẩu.
Hành trình 13 năm đi vào vận hành thương mại, công suất Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành tối ưu và tăng dần qua các năm. Không chỉ duy trì công suất tốt, Nhà máy Đạm Cà Mau còn có mức tiêu hao năng lượng khá thấp khi so sánh với các nhà máy tương tự trên thế giới.
Minh chứng là nhà bản quyền hàng đầu châu Âu đã công nhận Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc "Top 10% Nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới" và là nhóm 10% ít ỏi các nhà máy có công suất cao toàn cầu.
Bộ sản phẩm "Phân bón Cà Mau - Hạt ngọc Mùa vàng" của Nhà máy Đạm Cà Mau được ứng dụng công nghệ cao, phong phú chủng loại, hoàn chỉnh kết cấu, dinh dưỡng đầy đủ cân đối, góp phần cải thiện hệ vi sinh trong đất.
Nỗ lực hết mình vượt qua những thách thức bằng nhiều giải pháp đột phá trong kinh doanh, Phân bón Cà Mau từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong nước và khu vực.
Trước những áp lực thị trường, sản phẩm mang thương hiệu Phân bón Cà Mau ngày càng được tin dùng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và khu vực khác của cả nước đón nhận. Bên cạnh đáp ứng kịp thời các nhu cầu bà con trong nước, sản phẩm của Phân bón Cà Mau hiện đã vươn tầm quốc tế và xâm nhập gần 20 thị trường trên thế giới.
Sáng ngày 25/12/2024, "Lễ chào mừng Nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất đạt sản lượng 11 triệu tấn urea" chính thức diễn ra với sự tham dự của các Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban TGĐ, lãnh đạo các Ban/Đơn vị, CBCNV thuộc PVCFC.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc phát biểu tại sự kiện.
Tập thể PVCFC cùng nhìn lại hành trình đã qua từ những ngày đầu của QLDA Khí – Điện – Đạm Cà Mau, sự kiện Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức cho ra mẻ urê hạt đục đầu tiên cho đến những thành tựu đạt được hiện nay.
Tiếp tục chinh phục mốc 11 triệu tấn sản lượng urea ý nghĩa này, tập thể Ban Lãnh đạo và CBCNV Phân bón Cà Mau luôn đoàn kết, đồng lòng cùng mang lại mùa vàng thắng lớn cho nông dân và nông nghiệp.
Ông Đào Công Thắng giữ chức Quyền Tổng giám đốc SJC sau vụ 6 người bị khởi tố do lợi dụng chương trình bình ổn giá vàng để lập khống chứng từ, chiếm đoạt tài sản. Trước ông Thắng, bà Lê Thúy Hằng là Tổng giám đốc công ty này.
Theo kế hoạch năm 2025, Ban Giao thông TP.HCM sẽ khởi công những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái, đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, nút giao ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm,…
Để đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành, Thủ tướng ấn định thời gian hoàn thành các dự án Bến Lức - Long Thành, Biên Hoà - Vũng Tàu, đường vành đai và các tuyến đường sắt nhẹ kết nối tới sân bay Long Thành...
Trên địa bàn TP.HCM có tới 86 dự án nhà ở với tổng số 54.051 căn nhà bị ngừng thi công hoặc chưa thi công. Thực trạng này làm lãng phí nguồn lực đất đai và khiến giá nhà ở tại TP.HCM liên tục tăng cao…
Người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2025, kinh tế Bình Dương đặt mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên. Đây là mục tiêu nhiều thách thức song Bình Dương có cơ sở để tin tưởng vì đà phục hồi kinh tế và nhiều khó khăn được tháo gỡ ngay trong năm 2024.