Thời gian qua, tình trạng xe dù, bến cóc có xu hướng diễn biến phức tạp tại TP.HCM, nhất là sau khi các tuyến xe được di dời hoạt động sang bến xe Miền Đông mới.
Trước tình hình trên và trong bôi cảnh cao điểm Tết đang đến gần, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã trình UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch xử lý tình trạng xe ô tô khách đón, trả khách không đúng nơi quy định.
Được biết, nội dung kế hoạch bao gồm từ nay đến ngày 15/2/2023, các sở, ban, ngành, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tập trung lực lượng triển khai đợt cao điểm, để chấn chỉnh tình trạng xe khách đón, trả khách không đúng nơi quy định, góp phần đảm bảo trật tự vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố. Đặc biệt trong thời gian phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023.
Kế hoạch cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, theo đó, Sở Giao thông Vận tải tăng cường thanh tra, kiểm tra về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, việc chấp hành các quy định về vận tải của các đơn vị.
Thanh tra Sở được giao nhiệm vụ rà soát các vị trí có tình trạng dừng đỗ, đón, trả khách không đúng quy định phối hợp với Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương tập trung xử lý quyết liệt từ nay đến sau Tết Nguyên đán năm 2023.
Cùng với đó, tiếp tục tổ chức rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các tuyến đường, khu vực thường xuyên có tình trạng xe đón, trả khách không đúng quy định để phục vụ công tác xử lý vi phạm qua hình ảnh.
Theo kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện xử lý các trường hợp sử dụng đất sai mục đích để lập bến bãi, điểm đón, trả khách không đúng quy định trên địa bàn thành phố, kể cả các trường hợp tổ chức đưa xe vào bên trong trụ sở, văn phòng để đón, trả khách.
Sau ngày 15/2/2023, Sở Giao thông Vận tải chủ trì tổ chức sơ kết, báo cáo UBND thành phố kết quả và đề xuất khen thưởng, phê bình các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai.
Trước đó, để thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát nạn xe dù, bến cóc, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải kiến nghị gỡ khó trong công tác kiểm tra, xử lý tình trạng xe ô tô đón trả khách không đúng nơi quy định trên địa bàn TP.HCM.
Theo UBND TP.HCM, Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu và điểm cuối trùng lặp. Việc xác định xe ô tô có tuân thủ hay không thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
Tuy nhiên, đến nay hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý) chưa được nâng cấp để truy xuất dữ liệu. Ngoài ra, phần mềm để các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và du lịch cung cấp nội dung tối thiểu của hợp đồng trước khi vận chuyển hành khách cũng chưa được triển khai.
Chính vì vậy, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nâng cấp hệ thống để trích xuất dữ liệu làm cơ sở xử lý ô tô đón trả khách không đúng nơi quy định. Trong thời gian chờ nâng cấp, TP.HCM đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam chia sẻ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và du lịch đi, đến thành phố cho Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.
Đồng thời, TP.HCM kiến nghị sớm xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm tiếp nhận thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển để Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Thanh tra Sở tra cứu, phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cho biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có quy định xử phạt đối với hành vi: "Thành lập điểm giao dịch đón trả khách trái phép (bến cóc)". Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa có khái niệm hoặc quy định như thế nào là điểm giao dịch đón trả khách trái phép nên lực lượng chức năng rất khó xác định hành vi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm này là ai.
Bởi quy định cho phép xe hợp đồng và du lịch được đón, trả khách theo đúng địa điểm ghi trong hợp đồng đã ký. Thực tế, khi cơ quan chức năng kiểm tra các điểm này đều cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm ban hành hướng dẫn về điều kiện, tiêu chí hoặc nội dung quy định cụ thể để lực lượng chức năng có đủ cơ sở pháp lý xử lý buộc cá nhân, tổ chức chấp hành hành vi vi phạm.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, hiện trên địa bàn TP.HCM có 76 điểm đón trả khách sai quy định trước trụ sở, khuôn viên các cây xăng, tuyến đường, bãi xe,… ở 11 quận, huyện. Trong đó, nhiều nhất ở quận 5 với 25 điểm; tiếp theo đó là TP.Thủ Đức (22 điểm); quận 12 (6 điểm); quận 1 (5 điểm); quận Bình Tân, 10, Tân Phú (cùng 4 điểm); quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh (cùng 2 điểm); huyện Hóc Môn và quận Tân Bình (cùng 1 điểm).
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.