Trước tình hình giá cam sành tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rớt thảm, chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/kg nhưng không có thương lái thu mua, nhiều hệ thống siêu thị và sàn thương mại điện tử đã cùng vào cuộc hỗ trợ thu mua với giá cao hơn, để hỗ trợ nông dân.
Ngày 15/2, những lô cam sành Vĩnh Long đầu tiên hỗ trợ nông dân đã có mặt tại các siêu thị Big C ở TP.HCM. Hệ thống này niêm yết giá bán đến người tiêu dùng chỉ 10.900 đồng/kg. Ngoài hệ thống Big C, một số siêu thị GO! khác cũng đã lên kệ cam sành với giá 10.900 đồng/kg, mức giá này giảm mạnh so với 1-2 tháng trước.
Đại diện Central Retail cho biết các siêu thị GO!, Big C do doanh nghiệp quản lý đang triển khai chương trình bán cam sành với mức giá không lợi nhuận từ ngày 15/2, để đồng hành cùng nông dân vượt qua khó khăn. Giá mỗi kg cam sành bán ra tại khu vực phía Nam là 10.900 đồng/kg, khu vực miền Trung và Tây Nguyên là 12.900 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail, cho biết đội ngũ thu mua của hai hệ thống này đã trực tiếp đến các vườn cam tại Vĩnh Long để thu mua với giá tốt cho nông dân, là 10.000 đồng/kg. Với mức giá bán ra hiện nay, siêu thị chỉ tính chi phí vận chuyển từ vườn về, không lợi nhuận.
“Chúng tôi thu mua trực tiếp cam sành từ các hộ nông dân, hợp tác xã tại Vĩnh Long mà không thông qua thương lái, nhằm đưa các sản phẩm cam sành tươi ngon, chất lượng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Chúng tôi kỳ vọng chương trình này sẽ góp phần giúp giá cam sành ổn định trở lại, để hàng nghìn hộ nông dân trồng cam tránh được cảnh được mùa rớt giá”, bà Vân nói.
Các siêu thị thuộc Central Retail dự kiến tiêu thụ khoảng 25 tấn cam sành, góp phần giúp nông dân yên tâm sản xuất vụ mùa tiếp theo.
Tại các hệ thống siêu thị khác như Co.opmart, Co.opXtra, giá cam sành bán lẻ khác cũng đang rất thấp, khoảng 13.900 đồng/kg, trước tình trạng giá cam sành tại đồng bằng Sông Cửu Long giảm sâu.
Cùng ngày 15/2, nhiều sàn thương mại điện tử cũng đã vào cuộc hỗ trợ thu mua cam sành cho nông dân và bán ra trên nền tảng của mình.
Trao đổi với Thế Giới Tiếp Thị ngày 15/2, đại diện Lazada cho biết sàn đã phối hợp cùng Foodmap triển khai đưa cam sành từ các nhà vườn lên sàn thương mại điện tử, với giá chỉ 10.000 đồng/kg.
Chỉ trong vòng 2 tiếng từ lúc mở bán, gian hàng chính hãng Foodmap trên Lazada đã bán được hơn 1 tấn cam. Doanh nghiệp đặt kỳ vọng sẽ tiêu thụ hơn 10 tấn cam sành sau 2 ngày mở bán.
“Toàn bộ nguồn hàng được thu mua trực tiếp tại vườn, sau đó được tuyển lựa và phân loại kỹ càng, bảo quản, đóng gói theo quy trình nghiêm ngặt trước khi giao tới người tiêu dùng, đảm bảo tối đa hương vị tươi ngon của loại trái cây đặc sản này. Toàn bộ doanh thu và lợi nhuận sẽ được chuyển trực tiếp cho nhà vườn, để chung tay cùng nông dân vượt qua khó khăn”, đại diện Lazada thông tin.
Hiện nhiều tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Vĩnh Long đang gặp khó trong việc tiêu thụ cam sành. Lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh cho biết do cam cung cấp ra thị trường vượt nhu cầu, một phần do yếu tố mùa vụ, thời tiết, phần khác do diện tích trồng cam tăng vọt thời gian gần đây.
Không chỉ cam sành, nhiều loại trái cây nhiệt đới khác như bưởi, vú sữa, mận, dưa hấu… cũng đang có mức giá rất thấp tại các chợ TP.HCM. Giá mận An Phước tại nhiều điểm bán chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?
Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ
Không gồng nổi với giá nguyên liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp sản xuất chocolate buộc phải tăng giá. Sản lượng bán giảm khiến các doanh nghiệp thêm phần lo lắng, nhất là khi mua kinh doanh cao điểm cuối năm đã cận kề.
Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon” khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Hội chợ do Bộ Công Thương đồng phối hợp với Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc tổ chức từ 29 - 30/9.