Hệ thống ngân hàng Mỹ đã bình ổn trở lại sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Signature Bank.
Sự kiện này mang tới cơ hội cho các 'gã khổng lồ' như JPMorgan Chase và Bank of America (BoA). Dù chỉ huy động với mức lãi suất 'siêu rẻ' so với mặt bằng chung của thị trường, họ vẫn thu hút được một lượng lớn tiền gửi, theo các báo cáo hoạt động kinh doanh.
Ngược lại, nhiều ngân hàng cỡ vừa và nhỏ phải đối diện với cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng ngày càng gay gắt và chịu áp lực chi phí vốn tăng cao.
Ngày 18/4, Western Alliance, ngân hàng có quy mô tài sản ở mức 71 tỉ USD, thông báo rằng họ đã mất 11% lượng tiền gửi trong năm nay.
Nhiều ngân hàng đang xoay sở để lôi kéo người gửi tiền quay trở lại. Một số khác lại tìm đến các khoản vay tạm thời, kể cả khoản vay từ Fed, và chấp nhận chi trả mức lãi suất cao hơn.
Do đó, một đợt sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng tại Mỹ đang đến gần.
Tuy nhiên, theo The Economist, thị trường đã có những nhận định từ trước: Giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đã giảm đi rất nhiều so với thời điểm đầu năm.
Kết quả từ việc bị định giá thấp, cùng với bối cảnh hiện nay khi mà quy mô ngân hàng được xem là điều quan trọng, rất có thể sẽ là điều diễn ra phổ biến trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng xảy ra trong suốt 4 thập kỷ qua: sáp nhập.
Mỹ có khoảng 4.700 ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm, tức 1 ngân hàng phục vụ cho 71.000 người dân. Theo giới quan sát tại EU – nơi chỉ có khoảng 1 ngân hàng trên mỗi 85.000 dân – thì con số ngân hàng ở Mỹ là quá lớn.
Tuy vậy, đây là một trong những mức thấp nhất lịch sử hệ thống ngân hàng. Vào năm 1984, khi dữ liệu so sánh bắt đầu được công bố và dân số Mỹ nhỏ hơn nhiều so với hiện nay, số lượng ngân hàng còn cao gấp gần 4 lần.
Kể từ đó, ngành ngân hàng của Mỹ chứng kiến hàng loạt vụ M&A. Làn sóng M&A lớn nhất xuất hiện sau một cuộc khủng hoảng kéo dài trong Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&L), các ngân hàng chuyên về cho vay thế chấp, và lên đến đỉnh điểm vào cuối những năm 1980. Các quy định sau đó được thay đổi, ví dụ như không hạn chế tầm hoạt động liên bang, từ đó khuyến khích các ngân hàng tăng trưởng về mặt quy mô.
Thời điểm đó cũng có nhiều điểm tương đồng với hiện nay. Nhiều tổ chức tiết kiệm và cho vay sụp đổ do chi phí vốn tăng khi lãi suất cao, trong khi sổ sách vay thế chấp của họ lại có lãi suất cố định ở mức thấp. Có thời điểm, gần 2/3 tổng số tổ chức tiết kiệm và cho vay có nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu như tài sản của họ được điều chỉnh theo thị trường.
Mặc dù những vấn đề về bảng cân đối kế toán của các ngân hàng ngày nay ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn nêu trên, nhưng về bản chất của chúng là tương tự. Cuối năm 2022, hơn 400 ngân hàng với tổng tài sản 4 nghìn tỉ USD có khoản lỗ lớn ở danh mục chứng khoán, trị giá ít nhất là một nửa vốn cổ phần của họ. Thêm vào sổ sách cho vay với lãi suất cố định của họ, và cả những khoản lỗ có thể xuất hiện khi cho vay đầu tư bất động sản thương mại, lỗ hổng này sẽ lớn hơn.
Cùng thời điểm, các ngân hàng nhỏ hơn cũng chịu rủi ro mất đi lợi thế về pháp lý mà họ đang được hưởng.
Khi tính toán vốn pháp định, các ngân hàng có tài sản dưới 700 tỉ USD thường là sẽ không phải điều chỉnh theo thị trường kể cả các loại chứng khoán mà họ xếp loại là “sẵn sàng để bán” (AFS). Những ngân hàng có tài sản dưới 250 tỉ USD được miễn trừ khỏi những quy định thanh khoản khắt khe nhất, những đợt 'stress test' từ cơ quan quản lý.
Cơ chế cở mở này hiện giờ đang được các cơ quan trong nước và quốc tế xem xét lại.
Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng, tổ chức đưa ra nhiều tiêu chuẩn trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, đang xem lại những bài học rút ra từ sự sụp đổ của SVB.
Tại Washington, việc nới lỏng quy định đối với nhóm ngân hàng có quy mô trung bình mà Quốc hội và Fed áp dụng hiện đang được xem xét lại.
Những sự thay đổi quan trọng nhất đối với cấu trúc của thị trường dường như xảy ra ở những ngân hàng có tổng tài sản tiến gần sát ngưỡng theo luật định. Có 20 ngân hàng có tài sản nằm trong khoảng 100 tỉ - 200 tỉ USD. Nếu các quy định đối với những ngân hàng hàng có tổng tài sản vượt qua ngưỡng 250 tỉ USD được nới lỏng, rất nhiều ngân hàng có thể chấp nhận phương án sáp nhập.
Sáp nhập sẽ cho phép các ngân hàng này tuân thủ các quy định mà liên bang áp dụng với các ngân hàng lớn, cùng lúc đạt được khả năng khách hàng gửi tiền của họ sẽ được giải cứu trong trường hợp khủng hoảng.
Các cơ quan chức năng cũng có thể mong muốn các vụ sáp nhập nhằm xoá sổ những ngân hàng yếu kém, hơn là để cho những ngân hàng kiểu này “đánh cược để hồi sinh”. Nếu vậy, cuộc khủng hoảng gần đây nhất trong hệ thống ngân hàng hoá ra lại tạo động lực mới để các ngân hàng M&A và ngày càng lớn hơn.
Việt Nam giờ đây đóng vai trò quan trọng tại khu vực Đông Nam Á trong hệ thống sản xuất và cung ứng vật liệu nhựa hiện đại của tập đoàn Pearl Polyurethane Systems (Pearl) từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng nới rộng bất chấp lãi suất tiền gửi liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.