Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp, trong khi đó giá nhà ở, đất ở lại đang ở mức cao, việc tiếp cận nhà ở ngày càng trở nên nan giải. Cần thiết có một bộ công cụ chống đầu cơ nhà đất là đề xuất của các chuyên gia.
Các chuyên gia cho rằng, về lâu dài đất nền vẫn là kênh đầu tư bền vững được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Cơn sốt đất đi qua, dưới áp lực dòng tiền, nhiều người đang cố gắng ra hàng, thậm chí bán cắt lỗ vẫn hết sức khó khăn sau thời gian chạy theo các thông tin "đón đầu" thị trường mua nhà đất với giá cao.
Cơn sốt đất bùng lên ở 4 quận, huyện tại TP Cần Thơ khiến giá đất tăng gấp 4-5 lần, nhiều người lãi đậm, có không ít người như “ngồi trên lửa".
Thị trường bất động sản gặp khó, nhiều chủ đầu tư phải ra sức chiết khấu, hạ giá thành sản phẩm thậm chí bán cắt lỗ để huy động dòng tiền. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư F0 đang "ôm hàng" lâm vào cảnh dở khóc dở cười.
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư "chết vì sốt đất" thường là những nhà đầu tư F0, mới tham gia thị trường, đầu tư chạy theo tâm lý đám đông nên chưa kịp bán "chốt lời" thì thị trường đã "nguội".
Các cơn sốt đất khiến giá bất động sản leo thang từ thành thị đến nông thôn, có nơi tăng gần 200%. Không ít người thắng đậm nhờ ăn theo sốt đất nhưng cũng lắm người khóc ròng vì lao vào cơn sốt như thiêu thân.
Nhiều nhà đầu tư "ăn theo" độ nóng của thị trường, sử dụng đòn bẩy tài chính để rồi khi cơn sốt đất qua đi buộc phải bán tháo giữa vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường nhà, đất.
Tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền dẫn đến việc người có thu nhập trung bình khó sở hữu được nhà, tạo ra mối quan ngại an sinh xã hội tại TP.HCM.
Trước hàng loạt thông tin quy hoạch lên thành phố, Hội nghị Xúc tiến đầu tư… giá đất ruộng, đất vườn ở Củ Chi, Hóc Môn… đã tăng dựng đứng chỉ trong thời gian ngắn.