Chủ nhật, 29/12/2024

Tăng cơ hội thương mại cho Việt Nam khi Anh gia nhập Hiệp định CPTPP

28/12/2024 7:11 AM (GMT+7)

Việc Vương quốc Anh vừa chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại thêm nhiều lợi ích thương mại hơn cho toàn khối, trong đó Việt Nam là nước sẽ hưởng lợi nhiều.

Bước vào năm 2025, với sự gia nhập của Anh vào CPTPP, cùng với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Anh đang có hiệu lực, cộng thêm tất cả các yếu tố cơ bản vững chắc đang có, kinh tế Việt Nam tiếp tục nổi bật trong khu vực, mang đến nhiều cơ hội thương mại ưu đãi hơn cho các đối tác trên toàn cầu.

Đây là nhận định trong bài phân tích thương mại mới nhất của ông Ian Tandy, Đồng Giám đốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu, Ngân hàng HSBC Châu Á – Thái Bình Dương, và ông Surajit Rakshit, Giám đốc toàn quốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu, Ngân hàng HSBC Việt Nam.

Anh chính thức gia nhập CPTPP vào ngày 15/12 vừa qua. Như vậy, cùng với Việt Nam, 11 thành viên khác của khối là Anh, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi Anh gia nhập, CPTPP sẽ đóng góp khoảng 15% GDP toàn cầu.

Một hiệp định tự do thương mại hướng đến tương lai

Ông Ian Tandy, Đồng Giám đốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu, HSBC Châu Á – Thái Bình Dương, cho rằng đối với nhiều thành viên khác tham gia hiệp định này, Anh là một đối tác thương mại rất được yêu thích. Đặc biệt, các thành viên châu Á sẽ chào đón khả năng tăng cường tiếp cận vào nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới cũng như các thị trường tài chính chuyên sâu của nước này.

Tăng cơ hội thương mại cho Việt Nam khi Anh gia nhập Hiệp định CPTPP - Ảnh 1.

Ông Ian Tandy, Đồng Giám đốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu, HSBC Châu Á – Thái Bình Dương.

Các công ty Anh cũng có những lợi ích tiềm năng thú vị, không chỉ dừng lại ở việc họ tiếp cận được các ngành sản xuất đang mở rộng của khu vực và những người tiêu dùng kết nối công nghệ số ngày càng khá giả.

Các hiệp định thương mại trước đây thường phải vật lộn với nhu cầu của nền kinh tế hiện đại, chẳng hạn như sự thay đổi về tầm quan trọng tương đối của dịch vụ so với hàng hóa, và động lực cụ thể của thương mại số. Nhưng một lợi thế lớn của CPTPP là hiệp định này được xây dựng chính xác để giải quyết những vấn đề này.

Bài phân tích từ 2 tác giả từ HSBC cho biết: “Lợi thế này đặc biệt quan trọng đối với Anh, vì đây là quốc gia xuất khẩu dịch vụ lớn thứ hai thế giới. Đồng thời, thương mại số -- phương thức để các doanh nghiệp ở Anh xuất khẩu dịch vụ từ xa sang các nước CPTPP -- cũng là một hoạt động đáng kể. Hiệp định CPTPP, với các yêu cầu quản lý tốt hơn về các vấn đề như nơi dữ liệu được lưu trữ, cho phép thông tin lưu chuyển dễ dàng hơn giữa các thành viên”.

Một trong những thách thức mà các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt là việc tiếp cận các thị trường mới. Nhưng những điều khoản của CPTPP hữu ích và giảm bớt những lo ngại và thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại các nền kinh tế thành viên phải đối mặt.

Đối với các doanh nghiệp lớn, một trong những lợi ích lớn nhất liên quan đến chuỗi cung ứng quốc tế. Đại dịch Covid và những bất ổn địa chính trị đã phản ánh nhu cầu về khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn của những kết nối này và CPTPP sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở đường cho những cải tiến mới, theo 2 tác giả của HSBC.

Nguyên nhân chính là nhờ phương pháp hiện đại được áp dụng đối với các điều khoản về quy tắc xuất xứ trong CPTPP cho phép tổng hợp các đóng góp từ tất cả các thành viên. Nói cách khác, nếu các bộ phận của một sản phẩm được sản xuất tại năm quốc gia CPTPP khác nhau, thì các bộ phận đó có thể cùng nhau tạo thành tỷ lệ CPTPP bắt buộc của sản phẩm cuối cùng.

Tăng cơ hội thương mại cho Việt Nam khi Anh gia nhập Hiệp định CPTPP - Ảnh 2.

Việt Nam có thêm cơ hội thúc đẩy thương mại quốc tế khi Anh đã tham gia Hiệp định CPTPP. Ảnh minh họa: Chế biến thủy sản xuất khẩu

Theo kết quả khảo sát của HSBC Global Connections năm 2023, ý định tận dụng CPTPP của các doanh nghiệp quốc tế ngày càng nhiều - tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Dù đó là một tín hiệu tích cực, nhưng các ngân hàng như HSBC vẫn cần phải hành động nhiều hơn, thông qua quan hệ đối tác với các nhà hoạch định chính sách để giải thích chi tiết về cách làm thế nào các điều khoản cụ thể của Hiệp định có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cơ hội thúc đẩy thương mại

Bên cạnh đó, mối liên kết này cũng chỉ ra một tiềm năng tăng trưởng quan trọng. Bởi, không có thành viên CPTPP nào hiện nằm trong top 10 các thị trường xuất khẩu dịch vụ của Anh.

Do đó, sự hỗ trợ từ tư cách thành viên CPTPP mang lại nhiều cơ hội cho các loại hình doanh nghiệp, từ dịch vụ tài chính đến logistics, cũng như lĩnh vực “kinh tế mới” đang phát triển.

Khi CPTPP có hiệu lực với Anh, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này sang các quốc gia thành viên sẽ hầu như được miễn thuế. Chính phủ Anh đã đánh giá rằng sự thúc đẩy dài hạn đối với xuất khẩu của Anh sang các nước CPTPP có thể đạt giá trị lên tới 2,6 tỷ bảng Anh. Nhiều doanh nghiệp Anh với các sản phẩm mang “Thương hiệu Anh” - bao gồm mọi thứ từ ô tô và máy móc đến đồ gốm và rượu whisky Scotland - sẽ được hưởng lợi nhờ được tiếp cận tốt hơn vào các thị trường CPTPP.

Ngược lại, Anh cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của các nước châu Á với nhiều loại sản phẩm như trái cây, hải sản, gạo, cao su, kim loại…

Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ việc thực thi Hiệp định CPTPP, theo 2 tác giả của bài phân tích. 

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Canada, Úc và giờ là Anh. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sang các thị trường CPTPP ở châu Mỹ tăng vọt 56,3%, từ 8,7 tỷ USD năm 2018 lên 13,6 tỷ USD năm 2023. Cùng kỳ, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này tăng gần gấp đôi, từ 6,3 tỷ USD lên 11,7 tỷ USD. 

Tăng cơ hội thương mại cho Việt Nam khi Anh gia nhập Hiệp định CPTPP - Ảnh 3.

Tàu container quốc tế làm hàng tại cảng Gemalink trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: GMD

Thặng dư thương mại của Việt Nam tại các thị trường này cũng tăng gần gấp ba lần từ 3,9 tỷ USD lên 11,01 tỷ USD. Bước vào năm 2025, với sự gia nhập của Anh vào CPTPP, cùng với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Anh đang có hiệu lực, cộng thêm tất cả các yếu tố cơ bản vững chắc đang có, kinh tế Việt Nam tiếp tục nổi bật trong khu vực, mang đến nhiều cơ hội thương mại ưu đãi hơn cho các đối tác trên toàn cầu.

Năm 2023 trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác đều sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh lại tăng 11%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tiếp tục tăng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất ngờ kết quả kinh doanh Vietnam Airlines sau 4 năm thua lỗ

Bất ngờ kết quả kinh doanh Vietnam Airlines sau 4 năm thua lỗ

Năm 2024, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu gần 115.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng.

Nhờ đâu để dự báo tín dụng sẽ tăng 15-16% năm 2025?

Nhờ đâu để dự báo tín dụng sẽ tăng 15-16% năm 2025?

Năm 2025, tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt đến 15 - 16% nhờ vào một số yếu tố như sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao.

Ngân hàng Việt nhận thêm 150 triệu USD từ 'ông lớn' quốc tế

Ngân hàng Việt nhận thêm 150 triệu USD từ 'ông lớn' quốc tế

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa nhận khoản đầu tư 150 triệu USD qua hình thức vay từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC, là tổ chức chuyên đầu tư thuộc Ngân hàng Thế giới -- World Bank.

Khách thích thú bay khinh khí cầu, thưởng thức đặc sản OCOP, đi tour du lịch miễn phí tại Vũng Tàu

Khách thích thú bay khinh khí cầu, thưởng thức đặc sản OCOP, đi tour du lịch miễn phí tại Vũng Tàu

Du khách thích thú check-in và bay cùng khinh khí cầu, đi tour du lịch miễn phí, thưởng thức đặc sản OCOP… tại Tuần lễ Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đang diễn ra ở thành phố biển Vũng Tàu trong những ngày cuối năm.

Lỗi người thì kể, thế còn lỗi mình?

Lỗi người thì kể, thế còn lỗi mình?

Tôi đọc 2 bài báo xuất hiện cách nhau hơn 2 năm về chuyện Bách Hóa Xanh bán rau củ quả độc hại mà không thấy giữa chúng có sự khác biệt đáng kể.

Ngành bia chìm vào khó khăn, vì sao Sabeco vẫn chi hàng ngàn tỷ mua thêm công ty con?

Ngành bia chìm vào khó khăn, vì sao Sabeco vẫn chi hàng ngàn tỷ mua thêm công ty con?

ThaiBev bỏ ra gần 5 tỷ USD vào những ngày cuối năm 2017 để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, 1 tên tuổi trên thị trường bia Việt Nam. Cuối năm 2024 này, Sabeco hoàn tất 1 vụ thâu tóm khác nhằm vươn lên dẫn đầu thị trường về quy mô sản xuất