Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm 2024 là khả thi
Ngày 27/12, nhóm phân tích CTCP Chứng khoán MB (MBS) cho biết, tín dụng toàn hệ thống sau quý I/2024 tăng trưởng chậm chạp đã tăng tốc kể từ tháng 5, được thúc đẩy bởi cả sản xuất và thương mại.
Đến cuối quý III/2024, nhu cầu tín dụng của các ngành sản xuất và thương mại tăng lần lượt 9,3% và 9,7% so với đầu năm. Trong khi đó, tăng trưởng cho vay xây dựng đạt 5,4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng niêm yết tăng 11,2% vào cuối quý III/2024, trong đó, ba ngân hàng quốc doanh (bao gồm VCB, CTG, BID) đạt mức tăng trưởng trung bình 9,6%. LPB, HDB, TCB và ACB là những ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao hơn 13% so với đầu năm.
MBS cho biết, tính đến 19/12, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 13,1% so với đầu năm, nhanh hơn so với năm ngoái và tiến gần mục tiêu 14-15% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho cả năm.
"Chúng tôi tin rằng mức tăng trưởng 14%-15% là có thể đạt được sau tốc độ giải ngân đầu tư công mạnh mẽ và nhu cầu tín dụng cao hơn của quý IV", chuyên gia MBS cho biết.
Trong khi đó, với dữ liệu thông báo mới nhất, tín dụng nền kinh tế đến 7/12 đạt khoảng 12,5%. Theo chuyên gia VDSC, nếu giữ được xu hướng tăng tương tự tháng 12 của các năm trước, tín dụng cả năm 2024 ước tăng khoảng 16%.
Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15 - 16% năm 2025
Trong năm 2025, các chuyên gia MBS cho rằng hoạt động tín dụng có thể được thúc đẩy bởi một số yếu tố như sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, sự phục hồi này sẽ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của hoạt động sản xuất và thương mại, nhờ nhu cầu trong và ngoài nước tăng lên. Điều này sẽ cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm 2025.
Yếu tố hỗ trợ thứ hai là tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao. MBS dự kiến, tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao trong năm 2025 dự kiến sẽ tạo việc làm và hỗ trợ nhu cầu tín dụng, phù hợp với mục tiêu phục hồi kinh tế và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025.
Với những lý do trên, nhóm phân tích kỳ vọng các ngân hàng có các điều kiện sau sẽ có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn vào năm 2025. Thứ nhất, ngân hàng sử dụng hạn ngạch tín dụng cao vào năm 2024. Các ngân hàng đã sử dụng hết hạn ngạch tín dụng cao vào năm 2024 sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc đảm bảo hạn ngạch tín dụng cho năm tài chính 2025.
Thứ hai, ngân hàng có tăng trưởng chi phí dự phòng và cải thiện chất lượng tài sản: Tăng tốc chi phí dự phòng vào năm 2024, cùng với cải thiện chất lượng tài sản sẽ giảm bớt áp lực của NPL (nợ xấu) tăng vọt vào năm 2025 khi tăng trưởng tín dụng bán lẻ phục hồi.
Cuối cùng là ngân hàng có sự phục hồi mạnh mẽ của biên lãi thuần (NIM) vào năm 2024: Sự phục hồi mạnh mẽ của NIM vào năm 2024 sẽ cho phép các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, mang lại lợi thế quan trọng trong việc mở rộng tín dụng vào năm 2025.
Trước đó, tại Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11/2024, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trả lời báo chí về hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 15% đặt ra từ đầu năm.
Lãnh đạo NHNN khẳng định: “Tốc độ tăng tín dụng khá tích cực so với cùng thời điểm năm 2023 (chỉ đạt 9%). Tổng dư nợ toàn nền kinh tế hiện là 15,3 triệu tỷ đồng, vốn huy động đạt hơn 14,8 triệu tỷ đồng, tốc độ gia tăng huy động vốn đạt 7,36%/năm. Tốc độ tăng dư nợ khá lớn so với tốc độ huy động vốn”.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định: Các dữ liệu trên chứng tỏ ngoài huy động vốn cho nền kinh tế của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cũng phải điều chỉnh, hỗ trợ thanh khoản vốn cho các ngân hàng thương mại bằng các công cụ của mình.
Lý giải xu hướng tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn so với năm trước, ông Tú cho rằng: Nền kinh tế có nhiều thuận lợi và đạt được nhiều kết quả, xuất khẩu tăng nhanh, doanh nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định so các năm trước. “Đây là điều đáng mừng”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Năm 2024, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu gần 115.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa nhận khoản đầu tư 150 triệu USD qua hình thức vay từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC, là tổ chức chuyên đầu tư thuộc Ngân hàng Thế giới -- World Bank.
Du khách thích thú check-in và bay cùng khinh khí cầu, đi tour du lịch miễn phí, thưởng thức đặc sản OCOP… tại Tuần lễ Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đang diễn ra ở thành phố biển Vũng Tàu trong những ngày cuối năm.
Tôi đọc 2 bài báo xuất hiện cách nhau hơn 2 năm về chuyện Bách Hóa Xanh bán rau củ quả độc hại mà không thấy giữa chúng có sự khác biệt đáng kể.
ThaiBev bỏ ra gần 5 tỷ USD vào những ngày cuối năm 2017 để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, 1 tên tuổi trên thị trường bia Việt Nam. Cuối năm 2024 này, Sabeco hoàn tất 1 vụ thâu tóm khác nhằm vươn lên dẫn đầu thị trường về quy mô sản xuất
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2025. Vì vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình từ thời điểm đó sẽ thay đổi.