Thứ sáu, 19/04/2024

Tăng kết nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trong tứ giác kinh tế

05/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Là hai địa phương giáp ranh nhưng Đồng Nai - Bình Dương đang bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai và sông Bé, do đó nhằm tăng tính kết nối vùng hiện nay cả hai địa phương đang nghiên cứu, liên tục khảo sát nhằm sớm triển khai thêm các cây cầu vượt sông.

Kết nối địa phương bằng cách nâng cấp hạ tầng giao thông

Mặc dù Đồng Nai và Bình Dương là hai địa phương giáp ranh, cùng nằm trong vùng Đông Nam bộ nhưng đây là 2 tỉnh bị chia cách bởi nhiều con sông như Đồng Nai, sông Bé. Vì vậy nhằm kết nối hai địa phương, thời gian qua ngoài nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, hai tỉnh còn cố gắng triển khai thêm nhiều cây cầu vượt sông.

Tăng kết nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trong tứ giác kinh tế - Ảnh 1.

Công nhân thi công cầu Bạch Đằng 2 kết nối Đồng Nai - Bình Dương. Ảnh: Tuệ Mẫn

Hiện đã có các cây cầu đang hiện hữu gồm cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, cầu Thủ Biên và 1 cây càu đang xây dựng là cầu Bạch Đằng 2. 

Tuy nhiên các cây cầu này đều có vị trí cách xa nhau từ trên 10 km đến hàng chục km nên vẫn chưa tạo được tính liên kết, hỗ trợ giao thông, giao thương thuận lợi giữa hai địa phương.

Vì vậy về lâu về dài, thời gian gần đây hai địa phương này liên tục họp bàn, đưa ra kế hoạch, phương án kết nối địa phương bằng nhiều cây cầu vượt sông.

Cụ thể hai tỉnh cùng thống nhất cập nhật quy hoạch cầu Hiếu Liêm vào quy hoạch của tỉnh Đồng Nai và thống nhất chủ trương đầu tư kết nối giữa huyện Bắc Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu.

Song song đó hai tỉnh cũng thống nhất bổ sung quy hoạch cầu Thạnh Hội 2 theo đề xuất của Bình Dương. Cả hai tỉnh cũng giao cho Sở GT-VT nghiên cứu về vị trí, quy mô của các cây cầu nhằm tham mưu lên lãnh đạo tỉnh.

Tăng kết nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trong tứ giác kinh tế - Ảnh 2.

Cầu Thủ Biên nối Đồng Nai - Bình Dương. Ảnh: Tuệ Mẫn

Sau đó Sở GT-VT Đồng Nai cũng đã chủ trì buổi khảo sát thực tế để thống nhất vị trí, quy mô các vị trí kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Qua khảo sát thực tế, để tăng cường kết nối giao thông giữa Đồng Nai và Bình Dương, các đơn vị thống nhất bổ sung 4 vị trí cầu bắc qua sông Đồng Nai, sông Bé gồm: Cầu Hiếu Liêm 2; cầu Tân An - Lạc An; cầu Tân Hiền - Thường Tân; cầu Thạnh Hội 2.

Trong đó cầu Hiếu Liêm 2 sẽ bắc qua sông Bé kết nối xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên với xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu; cầu Tân An - Lạc An sẽ bắc qua sông Đồng Nai kết nối xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên với xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu; cầu Tân Hiền - Thường Tân bắc qua sông Đồng Nai sẽ kết nối tại vị trí hương lộ 6 (bến phà Bà Miêu 2) với đường mở mới đến đường tỉnh 746 để kết nối xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu với xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên; cầu Thạnh Hội 2, có vị trí kết nối tại bến phà Bình Hòa (tỉnh Đồng Nai) và bến phà Nhật Thạnh (tỉnh Bình Dương). Đây là cầu đường bộ sẽ kết nối cù lao Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên với xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cùng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tứ giác kinh tế vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên 2 tỉnh bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai, việc lưu thông qua lại hiện nay chưa có nhiều thuận lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, thương mại của vùng, nhất là kết nối giữa trung tâm thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 

Do đó việc xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai nối liền hai địa phương sẽ tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp kết nối giao thương các khu công nghiệp phía Tân Uyên, Bắc Tân Uyên của tỉnh Bình Dương với TP.Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.

“Việc triển khai đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông giữa Đồng Nai và Bình Dương có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả 2 địa phương. Hai tỉnh đều có nhu cầu giao lưu, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu giữa các doanh nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh là rất lớn. Việc có được một mạng lưới giao thông kết nối đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn của cả 2 địa phương phát triển. Do đó Đồng Nai và Bình Dương triển khai các dự án giao thông kết nối là phù hợp”, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ trong buổi làm việc giữa hai địa phương.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.