Dù khó khăn chưa qua, nhưng những tín hiệu tích cực về xuất khẩu, đơn hàng gia tăng ở các doanh nghiệp (DN) dệt may, nông nghiệp,... đã làm "nóng" lên kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế TP.HCM trong 3 tháng cuối năm.
Quỹ phát triển hạ tầng vùng được triển khai theo mô hình, cơ chế tài chính đột phá sẽ giúp huy động nguồn vốn đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại, có thể là rào cản tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm. Khảo sát cho thấy, hoạt động giải trí và ăn ngoài có nhiều khả năng bị cắt giảm mạnh.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu
Đầu tư công, FDI, du lịch đang được xem là động lực tích cực của tăng trưởng kinh tế TP.HCM những tháng cuối năm 2023, trong bối cảnh thách thức xuất khẩu vẫn chưa phục hồi, bất động sản còn trầm lắng.
Tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng vọt lên hơn 6,38 triệu tỷ đồng, trong khi đó, dòng tiền "chảy" ra nền kinh tế đang gặp khó khăn khiến tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong các phiên tiếp theo vẫn đang có phần lấn át. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên canh những nhịp phục hồi trong phiên để giảm tỷ trọng chứ không cần thiết phải bán bằng mọi giá.
Để tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp cần nhiều giải pháp từ nội lực nhưng cũng cần có sự chung tay, hỗ trợ của Nhà nước.
Bà Wanwisa May Vorranikulkij, chuyên gia kinh tế cấp cao của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dần tăng tốc trong 6 tháng cuối năm.
Việt Nam đứng thứ 16 trong top 20 nền kinh tế giàu nhất châu Á theo tính toán của website tài chính Insider Monkey.