Là một họa sỹ được đào tạo về nghề sơn mài, ông Nguyễn Tấn Phát – nghệ nhân sơn mài tại Đường Lâm, Sơn Tây – chia sẻ: ‘Chúng tôi luôn mong muốn sáng tạo ra những mẫu mã sản phẩm mới để làm đa dạng cho nền thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Đây cũng là cách để xây dựng hình ảnh văn hóa của địa phương, vùng miền và giới thiệu sản phẩm đến được với nhiều người tiêu dùng trong nước và thế giới’.
‘Bộ tượng Ngũ hổ’ đã được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thể hiện với những thiết kế đương đại phù hợp với nội thất hiện đại. Sản phẩm này của Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã đạt giải Nhì trong Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022 nhóm sản phẩm sơn mài. 'Bức tượng con hổ nhưng được tôi thể hiện với những hình khối khúc triết hơn, tạo ra cái nhìn mới mẻ hơn về hình tượng con hổ và thu hút được nhiều người xem. Bên cạnh đó, rất phù hợp với việc đưa vào trưng bày tại những khu vực có nội thất hiện đại', ông Nguyễn Tấn Phát cho hay.
Hiện, các sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát 70% là xuất khẩu còn lại là tiêu thụ trong nước. Nhiều năm liền tham gia Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Phát cho hay, các sản phẩm của tôi không chỉ hướng đến tính thẩm mỹ mà còn hướng tới tính thân thiện với môi trường, theo xu thế sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tỉ mẩn, bỏ nhiều công sức thiết kế, phối hợp các nguyên liệu từ sừng trâu, sừng bò để tạo lên sản phẩm vừa thân thiện với môi trường, có thể làm quà tặng cao cấp và mang ý nghĩa may mắn cho những người mua sản phẩm hay mua để tặng cho bạn bè đối tác. Tác phẩm “Cành sen như ý” đã đạt giải nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022 nhóm sản phẩm khảm trai, sừng, gỗ mỹ nghệ. Tác giả của sản phẩm - bà Lê Thị Thuận – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Đông Nam Á – Phó Chủ tịch Làng nghề lược sừng Thụy Ứng – chia sẻ, cuộc thi giúp khích lệ những nghệ nhân như chúng tôi có động lực liên tục tạo ra những sản phẩm khác biệt để đưa ra thị trường trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở Tiêu chí chấm điểm như: Tính sáng tạo, tính thương mại, tính thân thiện với môi trường, tính thẩm mỹ, tính văn hóa truyền thống, cơ cấu giải thưởng, Sở Công Thương Hà Nội đã thành lập Hội đồng Giám khảo chấm điểm theo hình thức phiếu kín, xét chọn, thống nhất kết quả và trình UBND thành phố công nhận 90 sản phẩm đạt giải Cuộc thi với 6 giải Nhất, 18 giải Nhì, 24 giải Ba, 42 giải Khuyến khích cho 6 nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Theo các chuyên gia, các sản phẩm được lựa chọn đều thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống nghề Hà Nội. Sự sáng tạo ở mỗi sản phẩm được tạo ra trên nền tảng giá trị tinh hoa của mỗi nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời.
Đáng chú ý, những chất liệu mới đã được các nghệ nhân, thợ giỏi tích hợp hài hòa, tinh tế, độc đáo vào từng sản phẩm, sự kết hợp sáng tạo từ nhiều loại nguyên liệu trên cùng một sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế, chế tác đã tạo ra những mẫu sản phẩm, tác phẩm vừa mang 'hơi thở' hiện đại vừa có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, những hoa văn, hoa tiết, hình khối và màu sắc độc đáo tạo sự đa dạng phong phú, ứng dụng trong nhiều mục đích sử dụng.
Chuyên gia thủ công mỹ nghệ Vũ Huy Thiều đánh giá, được tổ chức hằng năm, thông qua Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Trong đó, điều đặc biệt của năm nay đó là sự bùng nổ của số lượng các sản phẩm tham gia dự thi và chất lượng các sản phẩm. Việc này góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa và con người Hà Nội; sản phẩm văn hóa truyền thống của các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội tiếp cận và thực hiện sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, theo xu thế sản xuất sạch hơn, nhằm hướng tới một nền sản xuất an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về phát triển bền vững.
Đây cũng là tiền đề để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố tái cơ cấu ngành hàng, sản phẩm, thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cuộc thi “Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022” khép lại, các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ Hà Nội lại trăn trở, suy tư về những ý tưởng tưởng thiết kế mới sao cho vừa sáng tạo, vừa có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao phù hợp với thị hiếu khách hàng, cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong và ngoài nước cho cuộc thi năm tới - năm 2023.
Các tổ chức, cá nhân đạt giải Nhất cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2022:
1. Ông Trần Anh Đức (Gia Lâm, Hà Nội) với tác phẩm “Bảo bình Bát Tiên” - nhóm sản phẩm gốm sứ.
2. Ông Nguyễn Văn Tuấn (làng nghề Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội) với tác phẩm “Bình phong liên hoa sen” – nhóm sản phẩm sơn mài.
3. Ông Lê Minh Hiếu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) với tác phẩm “Bộ bàn ghế song mây” – nhóm sản phẩm mây tre, giang đan, guột tế.
4. Bà Lê Thị Thuận (huyện Thường Tín, Hà Nội) với tác phẩm “Cành sen như ý” – nhóm sản phẩm khảm trai, sừng, gỗ mỹ nghệ.
5. Bà Trần Thị Ngọc Lan (quận Hà Đông, Hà Nội) với tác phẩm “Bộ sản phẩm khăn, cà vạt lụa: Hoa văn Hà Nội thân yêu” – nhóm sản phẩm dệt, lụa tơ tằm, thêu ren.
6. Ông Đặng Hữu Tiến (huyện Thanh Oai, Hà Nội) với tác phẩm “Tranh hoa giấy cuộn” – nhóm sản phẩm đồng, đá và sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
Tổ chức lần đầu vào năm 2012, tính đến nay đã có hàng trăm mẫu thiết kế mới ra đời và đi vào cuộc sống từ các Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội. Đây cũng là một sân chơi và cơ hội thể hiện mình vô cùng quen thuộc với các nghệ nhân, doanh nghiệp làng nghề. Đồng thời, ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng thành phố trong việc hỗ trợ các làng nghề. |
Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.
Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.
Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.
Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?