Sau 3 tháng phòng chống dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ mãng cầu ngưng trệ. Ông Huỳnh Biển Chiêu ở TP.Tây Ninh đã phải để mãng cầu chín rụng gần 70 tấn trái, lỗ gần 3 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Biển Chiêu là một trong hàng ngàn nông dân trồng trái mãng cầu đặc sản dưới chân núi Bà Đen.
Từ nhiều năm nay, ông Chiêu tập trung sản xuất mãng cầu sạch, tạo được danh tiếng trên trị trường. Mãng cầu của ông không chỉ tiêu thụ ở Tây Ninh, TP.HCM mà còn đưa ra Hà Nội và xuất khẩu.
Thế nhưng từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tới nay, sản lượng tiêu thụ nội tỉnh không đáng kể gì so với sản lượng làm ra.
Trên diện tích canh tác 20ha, tính bình quân mỗi tháng ông Chiêu xuất ra thị trường 30-40 tấn trái mỗi tháng.
Thị trường lớn nhất là TP.HCM đóng cửa, hàng ngàn nông dân trồng mãng cầu như ông Chiêu chỉ biết lặng nhìn trái chín, rồi rụng đầy gốc cây.
"3 tháng qua, vườn mãng cầu của tôi chín rụng gần 70 tấn trái, lỗ gần 3 tỷ đồng. Chưa bao giờ nông dân trồng mãng cầu ở Tây Ninh gặp cảnh thê lương như vậy", ông Chiêu nói.
Cũng tại TP.Tây Ninh, ông Hà Chí Mãng – Giám đốc HTX Nông Nghiệp Mãng cầu Thạnh Tân cho biết, hiện nông dân đang bán mãng cầu với giá lỗ vốn.
Giá mãng cầu bình quân hiện chỉ từ 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá thành là 28.000 đồng/kg.
HTX Nông nghiệp mãng cầu Thạnh Tân hiện có 30 thành viên, sản xuất theo quy trình VietGAP với diện tích 100ha.
Ông Mãng kể, chuyện nông dân để trái chín rụng diễn ra khắp vùng trồng trên địa bàn tỉnh.
Ngay như mãng cầu của HTX trồng theo tiêu chuẩn sạch, còn duy trì tiêu thụ nhỏ giọt 20 tấn/tháng.
"Những nông dân trồng mãng cầu không theo quy trình hay tiêu chuẩn nào, dễ gặp rủi ro về chất lượng và hình thức thì đành lỗ trắng tay", ông Mãng nói.
Công ty CP Natani là một trong những doanh nghiệp đang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Từ đợt dịch bùng phát tới nay, công ty cũng rơi vào tình cảnh điêu đứng chứ không riêng gì nông dân sản xuất nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Thế Tân - Tổng Giám đốc công ty Natani cho biết, đơn vị vẫn đang cố gắng duy trì đơn hàng từ các mối quen nhưng số lượng ít và giá bán dưới giá thành.
Vấn đề chính lúc này vẫn là bế tắc thị trường đầu ra, mặc dù khâu sản xuất vốn cũng đang chịu nhiều áp lực. Không tiêu thụ được thì từ nông dân đến doanh nghiệp đều gặp khó.
Trước dịch, công ty có diện tích liên kết sản xuất hơn 200ha. "Nay công ty đã thu giảm diện tích xuống chỉ còn 50ha, và không dám mở rộng thêm hợp đồng liên kết tiêu thụ với nông dân", ông Tân cho biết.
Theo Sở NNPTNT Tây Ninh, do giãn cách xã hội nên việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Hiện trên địa bàn tỉnh còn tồn gần 1.000 tấn trái cây, trong đó lượng mãng cầu cần tiêu thụ khoảng 170 tấn.
Sở NNPTNT đã thành lập Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản, cập nhật thông tin hàng hóa của nông dân. Tổ sẽ cung cấp thông tin cho đơn vị có nhu cầu tiêu thụ.
SĐT liên hệ: 0786.449988
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.