Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị đầu tiên về an ninh nguồn nước trong gần nửa thế kỷ để khuyến khích các chính phủ quản lý tốt hơn một trong những nguồn tài nguyên chung của nhân loại.
Tình hình khô hạn tại con đập Al-Massira, Moroco, tháng 8/2022. Ảnh: AFP
Theo Reuters, Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 1/4 dân số thế giới đang phụ thuộc vào nguồn nước uống không an toàn, trong khi một nửa số người thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản. Trong khi đó, gần 3/4 các thảm họa gần đây có liên quan đến nước.
"Chúng ta đang rút cạn nguồn sống của nhân loại thông qua việc tiêu thụ quá mức và sử dụng không bền vững nguồn nước như ma cà rồng, đồng thời làm nước bốc hơi do sự nóng lên toàn cầu", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trích dẫn từ Báo cáo Phát triển Nước Thế giới của Liên Hợp Quốc năm 2023 - được công bố chỉ vài giờ trước khi khai mạc hội nghị.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng khoảng 10% dân số thế giới ở một quốc gia mà tình trạng căng thẳng về nước đã đạt đến mức cao hoặc nghiêm trọng. Khoảng 1/2 dân số thế giới hiện đang trải qua tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng trong ít nhất nửa năm.
LHQ: Khoảng 1/4 dân số thế giới đang phụ thuộc vào nguồn nước uống không an toàn. Ảnh: EPA-EFE
Ông Richard Connor, tác giả chính của báo cáo, nói với AFP rằng tác động của "cuộc khủng hoảng nước thế giới" sẽ là "vấn đề của tất cả các kịch bản".
"Nếu không có gì được thực hiện, sẽ tiếp tục có từ 40% đến 50% dân số thế giới không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh và khoảng 20-25% thế giới sẽ không được tiếp cận với nguồn cung cấp nước an toàn”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh về sự thiếu hụt nguồn nước sạch sẽ gây ra tác động đáng kể nhất đối với người nghèo. “Bất kể bạn ở nơi nào, nếu bạn đủ giàu có thì bạn sẽ xoay sở để có được nước”, ông nói.
Cũng theo báo cáo, ít nhất 2 tỷ người trên toàn cầu đang sử dụng nguồn nước uống nhiễm bẩn, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn và bại liệt.
Đảm bảo người dân được tiếp cận với nguồn nước uống sạch và điều kiện vệ sinh nằm trong danh sách 17 việc cần làm mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra để phát triển bền vững. Trong danh sách này, Liên Hợp Quốc cũng đề cập đến nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, đạt được bình đẳng giới và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Được chính phủ Tajikistan và Hà Lan đồng tổ chức, Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc quy tụ khoảng 6.500 người tham gia, bao gồm hàng trăm bộ trưởng và hơn chục nguyên thủ quốc gia và chính phủ bắt đầu từ ngày 22/3 tại New York (Mỹ).
Hội nghị không nhằm mục tiêu đi đến những thỏa thuận ràng buộc như trong cuộc họp về khí hậu ở Paris năm 2015, hoặc một khuôn khổ giống như được thiết lập để bảo vệ thiên nhiên ở Montreal vào năm 2022.
Thay vào đó, mục tiêu của hội nghị là tạo ra "Chương trình hành động vì nước" bao gồm các cam kết tự nguyện và tạo ra "động lực chính trị", để đảm bảo tất cả người dân được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh vào năm 2030.
Theo Reuters, trước khi hội nghị khai mạc đã có hàng trăm kế hoạch hành động đã được gửi tới Liên Hợp Quốc. Nhóm nghiên cứu của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cho biết mặc dù "một số cam kết mang lại nguồn cảm hứng, nhưng nhiều cam kết khác lại không giải quyết được vấn đề", thiếu cam kết tài trợ, hiệu suất hoặc bỏ qua việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
WRI đã nêu 2 dự án đáng hoan nghênh, trong đó một dự án chi 21,2 triệu USD đến năm 2029 để phát triển nông nghiệp "thông minh với khí hậu" và phục hồi đất ngập nước ở lưu vực sông Niger đang bị sa mạc hóa. Một dự án khác từ 1.729 công ty, với ước tính có thể thực hiện các khoản đầu tư liên quan đến nước trị giá 436 tỷ USD.
Ông Henk Ovink, đặc phái viên Hà Lan về nước tại Liên Hợp Quốc, kêu gọi: “Chúng ta phải hành động ngay vì tình trạng mất an ninh nguồn nước đang làm suy yếu an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh năng lượng hoặc phát triển đô thị và các vấn đề xã hội”.
"Bây giờ hoặc không bao giờ, đây là cơ hội ngàn năm có một”, ông nhấn mạnh.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?