Khác với mọi năm, không khí tại các vùng trồng hoa lớn trên địa bàn các tỉnh phía Nam đang rất trầm lắng. Thay vì cảnh người người, nhà nhà tất bật trồng, chăm sóc hoa thì nay chỉ mới một vài hộ có diện tích lớn, có kinh nghiệm mạnh dạn xuống giống cho vụ Tết Nguyên đán 2022.
Làng hoa Chợ Lách (Bến Tre) năm nay nông dân cũng không dám mạnh tay trồng hoa vụ Tết nhiều như mọi năm vì sợ...ế. Ảnh: Minh Trung
Làng hoa TP.HCM nằm trên khu đất dự án ở đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12. Vào mọi năm, đây là nơi đón không khí Tết Nguyên Đán sớm nhất Sài Gòn. Thế nhưng năm nay, nhà nhà nhuộm màu đìu hiu, vắng lặng.
Ông Trịnh Thế Giao – Chủ nhà vườn tại làng hoa quận 12, TP.HCM cho biết, nhà ông đã trồng hoa hơn 20 năm nhưng chưa năm nào lỗ nặng như năm nay. Dịp lễ 2/9 vừa qua, nhà ông trồng 2.000 chậu hoa, thế nhưng dịch Covid-19 bùng phát đã khiến tất cả đổ bể, vườn hoa bị ế chỏng chơ và tổng thiệt hại lúc đó lên đến hơn 60 triệu đồng.
Tết nguyên đán là vụ hoa lớn nhất trong năm, không trồng thì tiếc, nhưng trồng thì sợ dịch Covid-19. Cuối cùng nhà ông quyết định giảm một nửa sản lượng so với năm ngoái, chỉ trồng khoảng 6.000 chậu.
Vườn hoa của ông Trịnh Thế Giao (quận 12, TP.HCM) vụ Tết nguyên đán 2022 sản lượng trồng cũng chỉ bằng khoảng 50% năm trước. Ảnh: Chinh Hoàng.
Cùng cảnh ngộ, ông Huỳnh Văn Tùng, ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, cho biết trong hơn 4 tháng qua, ông và bà con xung quanh đã phải để hoa héo ngoài đồng. Giãn cách xã hội đã khiến việc đi lại khó khăn, các nguồn hàng bị ùn ứ không bán được. Thời điểm này, thay vì xuống giống hoa kiểng Tết, ông đã chuyển qua trồng cải làm dưa, vì lo sợ dịch bệnh bùng phát, hoa lại không bán được.
Phập phồng vụ hoa Tết 2022
Ở làng hoa Sa Đéc (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp), tại các phường Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông, Tân Khánh Trung… nơi tập trung nhiều nhất những hộ trồng hoa kiểng, dễ thấy dù việc sản xuất đã được "mở cửa" song không khí của làng hoa không còn "xôm tụ" như những năm trước bởi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Anh Ngô Thành Thà, người trồng hoa, kiểng ở phường Tân Quy Đông cho hay, mấy tháng qua, sức mua của thị trường các mặt hàng hoa, kiểng, cây trang trí nội thất giảm mạnh hơn 50% so năm trước.
Người trồng hoa tại KP.Hải Dinh, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa. Ảnh: Phúc Hiếu
Tương tự, ông Dương Văn Huyền, Giám đốc HTX Cây giống và Hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre), cho biết các xã viên trong HTX không dám đầu tư sản xuất hoa, kiểng nhiều vì sợ đem ra chợ bán không được do tình hình dịch bệnh. Vì vậy, số lượng hoa, kiểng cũng giảm 40%- 50%, trừ mai vàng đã chủ động trồng từ đầu năm.
"Dịch Covid-19 các địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên việc đi lại mua cây giống hoặc vận chuyển, phân phối nông sản gặp nhiều khó khăn. Thời điểm này năm ngoái, nhiều mối quen đã gọi điện đặt cọc trước, nhưng giờ im lìm. Thương lái nói đến gần Tết xem thị trường và diễn biến dịch bệnh mới dám đặt mua nên nhà vườn không dám trồng nhiều", ông Huyền nói.
Cũng trong tâm lý lo ngại, ông Nguyễn Văn Khánh, nông dân phường Kim Dinh, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tâm sự, trồng hoa nhiều năm, nên dù lo lắng thua lỗ, ông vẫn phải duy trì nghề truyền thống của gia đình. Năm nay, gia đình ông xuống giống 2.000 chậu, ít hơn mọi năm gần một nửa.
"Chúng tôi làm nghề trồng hoa, vụ cuối năm là vụ quan trọng nhất và cũng là vụ duy nhất để bà con làm ăn. Với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, chưa ai dám nói trước điều gì, đành đánh cược với dịch bệnh thôi" ông Khánh chia sẻ.
Thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, vụ hoa Tết năm nay, nông dân trong tỉnh chỉ xuống giống khoảng 100ha, giảm 20ha so với mọi năm. Bước vào vụ sản xuất hoa Tết Nguyên đán 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên giảm diện tích để tránh rủi ro do thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Đồng thời, theo dõi diễn biến thời tiết, tránh bị dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng các loại hoa cho ngày Tết
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.