Trước thông tin không tích cực đang lan truyền về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng nhiều người dân đổ xô tới SCB rút tiền trước hạn, sáng nay 10/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những thông điệp quan trọng đến người dân về những thông tin liên quan đến nhà băng này.
- Trước các dư luận gần đây liên quan đến hoạt động của Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước có thể chia sẻ thông điệp gì?
Vừa qua, có một số thông tin lan truyền ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng SCB. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngân hàng SCB hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng thanh khoản.
- Vậy còn thông điệp đến người dân, những người gửi tiền tiết kiệm tại SCB thì Ngân hàng Nhà nước có thể chia sẻ thông điệp gì?
Ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có ngân hàng SCB thì đều được nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp. Tôi cho rằng những người gửi tiền ở SCB cần hết sức bình tĩnh, không nên rút tiền nhất là trước hạn để đảm bảo quyền lợi của mình.
- Thống đốc có thể chia sẻ thêm về sức khỏe của hệ thống ngân hàng nhất là trong tình hình nền kinh tế thế giới biến động trong khi Việt Nam vẫn đang cho thấy sự bền bỉ của mình?
Với vai trò ngân hàng Trung ương cũng như là vai trò của cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, khi xây dựng, hoạch định chính sách tiền tệ cũng như các chính sách quản lý ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu là kiên định với việc điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong đó có ngân hàng SCB.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố