Thứ sáu, 06/12/2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về việc giảm lãi suất cho vay

20/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo Thống đốc NHNN, việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức từ cả yếu tố bên ngoài và trong nước.



Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về việc giảm lãi suất cho vay - Ảnh 1.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu ra một loạt khó khăn trong việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội. Ảnh: NHNN.

Ghi nhận trong báo cáo gửi Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có chia sẻ liên quan những khó khăn, thách thức của việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới.

Cụ thể, lãnh đạo NHNN cho biết một trong những yếu tố khiến lãi suất cho vay khó giảm ngay trong thời gian tới là các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thu hẹp nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng thời điều chỉnh tăng lãi suất nhanh và mạnh.

Theo thống kê của NHNN, năm 2021, thế giới đã có 113 lượt tăng lãi suất điều hành. Còn tính từ đầu năm 2022 đến nay, đã có thêm 269 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu.

Trong đó, nhiều ngân hàng trung ương đã điều chỉnh tăng nhanh và mạnh lãi suất như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng 5 lượt liên tiếp lên mức 3-3,25%/năm; ECB tăng 2 lượt với mức tăng lần lượt 0,5% và 0,75%/năm. Tương tự, cả Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Canada, Hàn Quốc, Australia, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi… đều đã tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Trong khối ASEAN, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng đã liên tục tăng lãi suất điều hành.

Bên cạnh chính sách tăng lãi suất đồng loạt của các quốc gia, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết việc lạm phát trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng cũng ảnh hưởng tới việc điều hành lãi suất cho vay trong thời gian tới. Theo đó, giá nguyên vật liệu thế giới đi lên, chi phí vận chuyển tăng cao, nguồn cung gián đoạn và tác động trễ của chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng từ năm 2020 sẽ tạo áp lực lớn cho lạm phát.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay tại thị trường trong nước trong những năm trước đã giảm xuống mức thấp và đang tăng trở lại, chủ yếu do cầu tín dụng gia tăng khi kinh tế tăng trưởng trở lại và lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng.

Một yếu tố khiến lãi suất cho vay khó giảm thời gian tới chính là tỷ giá USD/VND có xu hướng gia tăng, gây sức ép lên lãi suất tiền Đồng.

.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về việc giảm lãi suất cho vay - Ảnh 2.

Tỷ giá USD/VNĐ liên tục tăng cao tạo áp lực lớn lên lãi suất tiền Đồng trong nước. Ảnh: Chí Hùng.

Bên cạnh khó khăn trong việc giảm lãi suất cho vay thời gian tới, Thống đốc NHNN cũng cho biết áp lực với vốn tín dụng ngân hàng đang tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi. Tuy nhiên, các nguồn vốn khác lại diễn biến không thuận lợi.

Cụ thể, thị trường vốn (trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Trong khi đó, đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với cùng kỳ năm 2021 và kiều hối có xu hướng giảm.

Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế (IMF, WB), tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đều cảnh báo về tỷ lệ này của Việt Nam.

Theo WB, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất trên thế giới. Moody’s cảnh báo tỷ lệ tín dụng trong nước/GDP và tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng trong nước/GDP đã tăng lên mức 124% và 17%, là mức cao nhất trong các quốc gia xếp hạng Ba và Baa, cảnh báo về rủi ro bất ổn vĩ mô.

Ngoài ra, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong những năm gần đây, các khoản giải ngân của ngân sách Nhà nước vẫn chậm so với yêu cầu, dẫn đến tồn ngân quỹ Nhà nước ở mức cao, làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế.

“Cung về vốn bị đọng tại ngân sách Nhà nước, nhưng cầu về vốn vẫn ở mức cao phục vụ sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế, khiến việc giảm lãi suất của nền kinh tế ngày càng khó khăn”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu trong báo cáo.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bitcoin lên đỉnh, bỏ mốc 100.000 USD lại phía sau

Bitcoin lên đỉnh, bỏ mốc 100.000 USD lại phía sau

Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.

Vì sao Bessent được coi là Bộ trưởng Tài chính Mỹ 'lý tưởng' đối với Việt Nam?

Vì sao Bessent được coi là Bộ trưởng Tài chính Mỹ 'lý tưởng' đối với Việt Nam?

Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.

Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM từ đầu năm 2025 có gì đáng chú ý?

Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM từ đầu năm 2025 có gì đáng chú ý?

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.

Vì sao nhóm cổ phiếu công nghệ tăng đột biến trong 11 tháng?

Vì sao nhóm cổ phiếu công nghệ tăng đột biến trong 11 tháng?

Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về dự án siêu cảng Cần Giờ

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về dự án siêu cảng Cần Giờ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục liên quan đến dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ ngay trong tháng 12 này.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.