Thứ tư, 02/10/2024

Thống đốc NHNN: Cần giảm thuế, điều chỉnh giá bất động sản để khơi thông dòng tiền

04/01/2023 5:11 AM (GMT+7)

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 3/1/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chính sách tiền tệ bản chất là ngắn hạn, do đó cần hạn chế sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính trung dài hạn. Ngoài việc góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhiệm vụ quan trọng là phải đảm bảo an toàn hệ thống. Xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, các chính sách kinh tế cần có sự cân đối và phối hợp đồng bộ hơn.

Thống đốc NHNN: Cần giảm thuế, điều chỉnh giá bất động sản để khơi thông dòng tiền - Ảnh 2.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

"Việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai vì các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo", Thống đốc nói.

Theo đó, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản...để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế.

Theo Thống đốc, tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2023 còn nhiều khó khăn. Trong nước, lạm phát cơ bản có xu hướng tăng cao trong khi vẫn cần những giải pháp hỗ trợ. Những bất cập trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết căn bản.

Trong bối cảnh hiện tại, Thống đốc khẳng định ưu tiên cao nhất của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản, giữ ổn định an toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Tín dụng sẽ được điều hành phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế, hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...

Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng tập trung thực hiện các giải pháp cải cách, đơn giản thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, cần các giải pháp chính sách hỗ trợ khác từ phía nhà nước như bảo lãnh tín dụng, các các chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực thi hiệu quả...

Năm 2022 vừa qua, Thống đốc cho rằng để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Chính sách tiền tệ theo Thống đốc cũng cần tuỳ vào diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên từng thời điểm. Thực tế, từ tháng 10/2022, sự cố Ngân hàng Sài Gòn - SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối.

Việc điều hành tỷ giá năm ngoái cũng chịu sự giám sát nâng cao của phía Mỹ, trước sức ép USD tăng cao. Nếu thực hiện theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó ổn định được thị trường. Bởi vậy, nhà điều hành đã chủ động đàm phán với phía Mỹ, báo cáo Thủ tướng để điều hành tỷ giá linh hoạt hơn.

Kết thúc năm 2022, chính sách tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Đó là: góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); tín dụng ước tăng khoảng 14,5%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND mất giá 3,5%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, là mức biến động thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực), thanh khoản hệ thống cơ bản được đảm bảo...

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng tăng vọt sau tin Iran phóng tên lửa vào Israel

Giá vàng tăng vọt sau tin Iran phóng tên lửa vào Israel

Giá vàng bật tăng trở lại hơn 1% khi căng thẳng Trung Đông leo thang, với cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah và phản ứng mạnh mẽ từ Iran.

Doanh nghiệp bất động sản không "sợ" đòn bẩy tài chính?

Doanh nghiệp bất động sản không "sợ" đòn bẩy tài chính?

Hơn 2/3 các chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, cụ thể là dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là những chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề pháp lý dự án, theo dữ liệu mới công bố từ VIS Rating.

Trách nhiệm của siêu thị trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Trách nhiệm của siêu thị trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Vấn đề trách nhiệm của các hệ thống siêu thị trong việc phân phối, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn ngày càng được quan tâm. Nhiều siêu thị đang tăng cường thể hiện trách nhiệm của mình đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Giá vàng đang bay cao, nhưng đà bay mới chỉ bắt đầu

Giá vàng đang bay cao, nhưng đà bay mới chỉ bắt đầu

Nếu mua vàng nhẫn tại ngày 8/1 với giá 62,95 triệu đồng/lượng và bán ở thời điểm hiện tại người giữ vàng đã lời 29%. Các nhà phân tích cho rằng dù vàng đang bay cao, nhưng đà bay mới chỉ bắt đầu. Nó sẽ còn leo rất cao, có thể sẽ không dừng lại ở 3.000 USD/ounce.

Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng

Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng

Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang cho rằng: "Đã đến lúc ngành tôm cần thay đổi tư duy, thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao (số lượng) cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả (chất lượng, môi trường, sức khoẻ và giá bán)"...

Ủng hộ việc sàn thương mại khai và nộp thuế thay cho người kinh doanh

Ủng hộ việc sàn thương mại khai và nộp thuế thay cho người kinh doanh

Đại diện Tổng cục Thuế nêu giải pháp giúp giảm chi phí thủ tục hành chính cho toàn xã hội, thay vì hàng chục nghìn cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế.