VN-Index ghi nhận một tuần giảm điểm mạnh lui về vùng 1.250 điểm. Cùng đó, thanh khoản đạt trung bình xấp xỉ 15 nghìn tỷ mỗi phiên, cho thấy tâm lý nhà đầu tư phản ứng tiêu cực trước những diễn biến của chứng khoán thế giới và theo đó khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.
Tuy nhiên tuần sau vào 12/9 sẽ bắt đầu thực hiện giao dịch lô 10 cổ phiếu (lô 10) trên HOSE. Đây là tin vui đối với nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt nhà đầu tư mới tham gia thị trường và những người đang bị “kẹt” lô lẻ trong tài khoản. Đồng thời, điều này cũng giúp tăng tính hấp dẫn của thị trường để thu hút thêm nhà đầu tư mới.
*Nỗi lo thanh khoản yếu
Thực tế, đà phục hồi thị trường đang gặp khó, trong khi đó, những phiên gần đây, thanh khoản thị trường có dấu hiệu suy yếu. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới cũng đang giảm mạnh.
Theo dữ liệu vừa được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), thị trường có thêm 152.873 tài khoản mới trong tháng 8, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 11/202; trong đó, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 152.398 tài khoản, giảm 22,1% so với con số của tháng 7.
Tính đến cuối kỳ, tổng số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước là 6,4 triệu tài khoản. Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhóm này mở mới gần 2,2 triệu tài khoản.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), giao dịch chứng khoán lô lẻ sẽ chính thức được triển khai từ thứ Hai, ngày 12/9/2022 tới đây.
Theo HOSE, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch chứng khoán lô lẻ của nhà đầu tư, trong thời gian qua, HOSE đã phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống thông tin FPT nâng cấp và thử nghiệm toàn thị trường chức năng giao dịch chứng khoán lô lẻ.
Sau thời gian thử nghiệm hệ thống, tất cả các công ty chứng khoán báo cáo thử nghiệm đạt yêu cầu và cam kết sẵn sàng triển khai.
Theo nhận định của HOSE, việc áp dụng giao dịch chứng khoán lô lẻ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động trong việc đặt lệnh mua-bán, như dễ dàng bán những chứng khoán lô lẻ còn lại trong tài khoản hoặc mua thêm chứng khoán lô lẻ cho tròn một lô giao dịch (lô chẵn), giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến không mấy tích cực, thông tin nhà đầu tư được giao dịch lô lẻ phần nào hỗ trợ, tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán.
Về diễn biến thị trường tuần qua, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ 2/9, VN-Index đã có 2 phiên kiểm định ngưỡng 1.280 điểm, đến phiên ngày 7/9 thị trường xuất hiện những thông tin vĩ mô ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư như: thông tin NHNN nâng tỷ giá mua vào USD thêm 300 đồng, lên mức 23.700 VND/USD; lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, lập đỉnh mới trong năm.
Tỏ ra lo lắng trước biến động vĩ mô, nhà đầu tư đã đồng loạt bán mạnh cổ phiếu, kéo VN-Index giảm hơn 34 điểm, xuyên thủng mốc 1.250 điểm. VN-Index sau đó tiếp tục giảm về 1.234 điểm trong phiên 8/9 và bất ngờ đảo chiều trong phiên cuối tuần để chốt tuần tại 1.248,78.
Sau thông tin về số liệu room tín dụng được phân bổ của các Ngân hàng, khá bất ngờ khi cổ phiếu Ngân hàng đồng loạt giảm mạnh và trở thành tội đồ của VN-Index trong tuần.
VCB, BID và CTG là 3 mã dẫn đầu giảm điểm với tổng điểm ảnh hưởng đến VN-Index là -11,8 điểm. Ngoài ra VPB, MBB và TCB cũng có mặt trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực. Chiều tăng điểm, NVL và HPG là 2 mã dẫn đầu với mức ảnh hưởng lần lượt 1,4 và 1,2 điểm.
Khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 883 tỷ đồng trong tuần qua; trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh nhất là NVL với giá trị 237 tỷ đồng, STB xếp thứ 2 với giá trị bán ròng là 143 tỷ đồng. Bên phía mua ròng, VNM được khối này mua vào với giá trị 187 tỷ đồng và là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), kết thúc tuần giao dịch từ 5 - 9/10, VN-Index giảm 31,73 điểm xuống 1.248,78 điểm, HNX-Index giảm 7,29 điểm xuống 284,63 điểm.
Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 62,4% so với tuần trước đó lên 76.408 tỷ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch tăng 67,5% lên 2.982 triệu cổ phiếu.
Giá trị giao dịch trên HNX tăng 34,2% so với tuần trước đó lên 7.968 tỷ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch tăng 47,8% lên 396 triệu cổ phiếu.
Với mức giảm điểm trên cả hai sàn trong tuần qua, gần như toàn bộ các nhóm ngành đều có mức sụt giảm. Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng giảm mạnh nhất trong tuần qua với 4,8% giá trị vốn hóa. Các mã tiêu biểu giảm mạnh như: SHB giảm 8,3%, BID giảm 7,5%, VCB giảm 6,2%, CTG giảm 5%, VPB giảm 4,1, TCB giảm 3,3%, ACB giảm 2,6%... Hiệu ứng "tin ra là bán" đối với nhóm này đã xuất hiện trong tuần qua khi thông tin nới room tín dụng cho các ngân hàng được ban hành chính thức.
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dầu khí với mức giảm 4%, nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thế giới có sự sụt giảm mạnh trong tuần qua. Các mã giảm mạnh là: PVB giảm 9,8%, OIL giảm 5,8%, BSR và PLX đều giảm 4,7%, PVS giảm 3,6%, PVD giảm 1%.
Nhóm dịch vụ tiêu dùng cũng giảm khá mạnh với 3,9% giá trị vốn hóa, chủ yếu là do sự suy giảm của các cổ phiếu hàng không như HVN giảm 13,9%, VJC giảm 3%...
Dưới góc nhìn của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tín hiệu nhịp hồi phục kỹ thuật của VN-Index đã xuất hiện. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ của dòng tiền vẫn chưa mạnh, thể hiện qua thanh khoản thấp. Do vậy, vẫn cần cân nhắc khả năng VN-Index sẽ bị cản tại vùng 1.260 -1.265 điểm trong nhịp hồi phục này, VDSC khuyến nghị.
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) có quan điểm khá tương đồng với VDSC khi cho rằng, phiên hồi phục cuối tuần với thanh khoản thấp có thể là tín hiệu chưa đủ tin cậy cho một nhịp phục hồi. Tuy nhiên, lúc này chứng khoán thế giới đang tăng trở lại sau 2 tuần điều chỉnh sẽ là một trong các nhân tố hỗ trợ cho thị trường trong tuần sau.
*Chứng khoán thế giới đi lên
Thực tế, kỳ vọng nhịp tăng của thị trường chứng khoán thế giới sẽ hỗ trợ cho đà hồi phục của thị trường của chứng khoán Việt Nam là có cơ sở.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ phục hồi trong phiên 9/9 và tăng tuần đầu tiên trong bốn tuần, khi các nhà đầu tư mua vào, dù có những lo ngại về triển vọng của nền kinh tế.
Chốt phiên cuối tuần (9/9), chỉ số Dow Jones tăng 1,19% lên 32.151,71 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 1,53% lên 4.067,36 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,11% lên 12.112,31 điểm.
Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,7%, chỉ số S&P 500 tăng 3,6% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 4,1%.
Thị trường đi lên sau đợt báo tháo bắt đầu từ giữa tháng Tám, do những lo ngại về tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và những dấu hiệu cho thấy sự giảm tốc của nền kinh tế tại châu Âu và Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng sự phục hồi của thị trường trong tuần qua liên quan nhiều hơn đến hoạt động bán ra quá mức trước đó, khi sự không chắc chắn vẫn lớn về lạm phát và mức độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về giá tiêu dùng tháng Tám được công bố trong tuần tới. Theo dự báo, lạm phát sẽ ở mức 8,1% trong tháng Tám, so với mức 8,5% trong tháng Bảy.
Các nhà kinh tế của Wells Fargo nhận định, lạm phát sẽ giảm theo tháng mạnh nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch vào tháng 4/2020, nhờ giá khí đốt giảm.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Ngày 9/9, Thống đốc Fe, Christopher Waller cho rằng, Fed cần quyết liệt trong việc tăng lãi suất, dù nền kinh tế có thể chịu những tác động không mong muốn, trong khi Chủ tịch Fed tại Kansas City, Esther George, thừa nhận kiểm soát lạm phát là một nhiệm vụ khó khăn.
Tại châu Á, hầu hết các thị trường cũng hầu hết đi lên trong phiên giao dịch ngày 9/9, sau khi chứng kiến diễn biến tích cực trên Phố Wall vào đêm trước đó.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,53% lên 28.214,75 điểm, nhờ đồng yen suy yếu giúp các nhà xuất khẩu Nhật Bản hưởng lợi. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế khi thị trường khan hiếm các thông tin mới.
Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt lên điểm, nhờ xu hướng mua vào cổ phiếu giá hời gia tăng sau sau ngày thị trường "đỏ lửa". Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 2,69% và 0,82% lên 19.362,25 điểm và 3.262,05 điểm.
Các thị trường chứng khoán khác của Khu vực châu Á Thái Bình Dương gồm Sydney của Australia, Singapore, Wellington của New Zealand, Mumbai (Ấn Độ), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan) cũng đồng loạt khởi sắc.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.