Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Hệ thống khuyến nông phải làm chuyển biến, đổi mới tư duy nông dân
Bình Minh
28/07/2022 11:00 AM (GMT+7)
Hệ thống khuyến nông phải góp phần làm chuyển biến, đổi mới tư duy của người nông dân, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh tại Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022.
Ngày 27/7, tại Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) tổ chức Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022. Thứ trưởng NNPTNT Trần Thanh Nam dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tham dự Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022 có gần 500 đại biểu gồm: đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ NNPTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 63 tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học...
162 dự án Khuyến nông Trung ương sẽ được triển khai năm 2022
Báo cáo tại Hội nghị, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, năm 2022 Trung tâm KNQG được Bộ NNPTNT giao quản lý 162 dự án Khuyến nông Trung ương. Kết thúc 6 tháng đầu năm, 61 dự án đã được triển khai.
Cụ thể, 246 mô hình khuyến nông với quy mô trên 2.900 ha cây trồng các loại, với 9.674 hộ tham gia. Các dự án đã tổ chức tập huấn trong mô hình cho trên 10.800 lượt người và ngoài mô hình 6.600 lượt người.
Ngày 27/7, tại Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) tổ chức Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022. Ảnh: Bình Minh
Đơn cử như các dự án khuyến nông lĩnh vực trồng trọt tập trung sản xuất hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu hạ giá thành, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng thu nhập cho người dân...
Trong đó, điển hình là Dự án xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho gia súc. Năng suất sinh khối trung bình trong mô hình đạt trên 50 tấn/ha, hiệu quả kinh tế trung bình đạt >15% so với sản xuất ngô lấy hạt đại trà ngoài mô hình.
Các mô hình này đã liên kết với Công ty TNHH Biomass Nam Anh, Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Mỹ Sơn,… tiêu thụ trên 50% sản phẩm cây ngô sinh khối.
Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022 có gần 500 đại biểu gồm: đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ NNPTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 63 tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học...Ảnh: Bình Minh
Vụ đông xuân năm 2022, các đơn vị đã thực hiện 6 mô hình trồng lúa hữu cơ trong khuôn khổ Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ".
Kết quả thu hoạch cho thấy, năng suất lúa tại các mô hình đạt 52 - 62,1 tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng 22-37% so với sản xuất đại trà, đã liên kết tiêu thụ được 240 tấn lúa.
Điểm nhấn của mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ là hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV, không sử dụng thuốc trừ cỏ nên không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, an toàn. Từ đó giảm chi phí cho người nông dân khi giá phân bón và thuốc BVTV đang là vấn đề "nóng" do giá tăng cao.
Cũng tại Hội nghị, ông Hồng cho hay, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc hình thành và hoạt động của Tổ khuyến nông cộng đồng, Trung tâm KNQG đã xây dựng, trình Bộ NNPTNT phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.
Theo đó, Đề án triển khai trên 13 tỉnh thuộc Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025.
"Hệ thống khuyến nông phải làm thay đổi tư duy của người nông dân"
Đánh giá về hoạt động của hệ thống khuyến nông hiện nay, Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho biết, Trung tâm KNQG đã xây dựng Đề án đổi mới hoạt động khuyến nông một cách toàn diện.
Đặc biệt, hệ thống khuyến nông phục vụ cho kế hoạch, tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
"Chúng ta cần đổi mới công tác hoạt động một cách toàn diện hơn. Trong đó, đổi mới cách tiếp cận theo hướng đa giá trị, chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp", ông Thanh nói.
Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho rằng, hệ thống khuyến nông phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Ảnh: Bình Minh
Ông Thanh cho rằng, hệ thống khuyến nông phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Nếu như trước đây khuyến nông chỉ chuyển giao khoa học kỹ thuật thì nay phải chuyển đổi đa dạng hơn từ kinh tế nông nghiệp, các vấn đề xã hội, cộng đồng. Và lực lượng khuyến nông cũng phải thay đổi, "lực lượng khuyến nông không chỉ nằm trong nhà nước mà phải còn nằm trong các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể".
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, tại một số tỉnh hiện nay hệ thống "chân rết" của ngành nông nghiệp bị đứt gãy, trong đó có lực lượng khuyến nông.
"Qua trao đổi, nhiều địa phương nói rằng khi hệ thống chân rết như khuyến nông, thú y có sự thay đổi, sáp nhập, thâm chí đứt gãy dẫn đến công tác quản lý dịch bệnh rất yếu".
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Hội nghị Khuyến nông toàn quốc, ngày 27/7. Ảnh: Bình Minh
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, ngoài vai trò kết nối, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người nông dân thì hệ thống khuyến nông còn góp phần rất lớn chuyển biến tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM.
Để làm được điều này, Thứ trưởng Nam gợi mở nhiều vấn đề để lãnh đạo Trung tâm KNQG, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 63 tỉnh, thành phố "cùng tư duy, suy nghĩ".
Ông Nam cho hay, phải đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động khuyến nông. "Chúng ta không thể trông chờ ngân sách Trung ương".
Tiếp đó, hệ thống khuyến nông phải đẩy mạnh hoạt động tư vấn dịch vụ nông nghiệp, giống, dịch vụ khởi nghiệp nông nghiệp, đầu tư, huy động vốn, đào tạo lao động và bảo hiểm sản xuất...
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?