Chủ nhật, 28/04/2024

Thủ tướng: "Dành gói tín dụng ưu đãi 20.000 - 30.000 tỷ cho các ngành công nghiệp văn hóa"

23/12/2023 7:03 AM (GMT+7)

Ngoài việc xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai…, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ ngành tính toán, dành gói tín dụng ưu đãi khoảng 20.000-30.000 tỷ đồng cho các ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

Thủ tướng: "Dành gói tín dụng ưu đãi 20.000 - 30.000 tỷ cho các ngành công nghiệp văn hóa" - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VPCP

Đây là những yêu cầu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao ngành công nghiệp văn hóa khi ngành này đang đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển KTXH chung của đất nước. Đóng góp của công nghiệp văn hóa năm 2021 đạt 3,92% GDP. Năm 2022, tăng lên 4,04% GDP.

Các sản phẩm công nghiệp văn hóa trên các lĩnh vực (âm nhạc, hội họa, văn chương, sân khấu, điện ảnh…) ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị cao, tạo được tiếng vang trong nước và quốc tế. Nhiều di sản văn hóa được khai thác có hiệu quả; nhiều ca sĩ Việt đạt hàng trăm triệu lượt xem trên YouTube hay được yêu thích trên các nền tảng số khác trong và ngoài nước…

Phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng

Đánh giá cao những kết quả của ngành công nghiệp văn hóa, song người đứng đầu Chính phủ cho rằng ngành chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Theo Thủ tướng, điều kiện, không gian phát triển công nghiệp văn hóa, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và văn hóa nghệ thuật lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp xu thế thời đại, tiến bộ của nhân loại là "không có giới hạn".

"Công nghiệp văn hóa là ngành có triển vọng lớn, có thể phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cao, là động lực mới cho sự phát triển văn hóa phù hợp với xu thế của thời đại", ông nhấn mạnh.

Dù vậy, theo Thủ tướng, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa chưa theo kịp thực tiễn; công tác tổ chức thực hiện trong một số ngành, lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa chưa hiệu quả (như việc xử lý các vấn đề sao chép, vi phạm bản quyền...).

Thủ tướng: "Dành gói tín dụng ưu đãi 20.000 - 30.000 tỷ cho các ngành công nghiệp văn hóa" - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Ảnh: VPCP

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu thực tế, nguồn lực đầu tư cho công nghiệp văn hóa chưa tương xứng, còn dàn trải; việc huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước, phương thức đối tác công tư (PPP) chưa đạt yêu cầu.

Đáng nói, nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa còn hạn chế, trong đó thiếu những sản phẩm, tác phẩm lớn, phản ánh được hơi thở, sự phát triển của đất nước; một số tác phẩm có biểu hiện "lệch chuẩn".

Theo người đứng đầu Chính phủ, nguyên nhân của những tồn tại trên có phần do chưa thực sự chú trọng xây dựng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu quốc gia với chất lượng, tính sáng tạo, giá trị thưởng thức và sử dụng cao, hình thức hấp dẫn, có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.

Việt Nam cũng chưa có chiến lược xúc tiến, quảng bá công nghiệp văn hóa tầm quốc gia, tầm quốc tế, xứng tầm với các sản phẩm văn hóa, theo lời Thủ tướng.

Nhận định Việt Nam là nước đi sau trong phát triển ngành này, song Thủ tướng lại chỉ ra nhiều lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Đó là truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, đa dạng, có bản sắc riêng với 54 dân tộc. Đó là thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, đa dạng, phong phú. Đó là người dân hiền hậu, mến khách, cần cù, linh hoạt, sáng tạo. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào với thị trường có quy mô 100 triệu dân. Đó là vị trí địa lý thuận lợi; hệ thống giao thông tương đối đồng bộ và đang phát triển theo hướng tăng cường liên kết…

Dành gói tín dụng ưu đãi 20.000-30.000 tỷ đồng cho phát triển công nghiệp văn hóa

Với những lợi thế đó, Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa để phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa. Mục tiêu là đến năm 2030 giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp cao vào GDP.

Để đạt mục tiêu đề ra, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, cách tiếp cận phù hợp, bình đẳng về thuế, đầu tư, đất đai, tiếp cận tín dụng và các chính sách khác.

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng gắn với vùng miền, địa phương, đồng thời tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng của hoạt động du lịch văn hóa.

Bộ này cũng được giao nghiên cứu thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển sáng tạo; tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm sân khấu, âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các thành phố lớn, khu vực trung tâm ở trong nước và quốc tế.

Thủ tướng: "Dành gói tín dụng ưu đãi 20.000 - 30.000 tỷ cho các ngành công nghiệp văn hóa" - Ảnh 3.

Thủ tướng đề nghị dành gói tín dụng ưu đãi 20.000 - 30.000 tỷ cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan.

Trong đó, có chính sách ưu đãi đầu tư, hợp tác công - tư, quản lý tài sản công, thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là trong những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi (trước mắt dành khoảng 20.000-30.000 tỷ đồng) cho ngành công nghiệp văn hóa.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.

Sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ thông thoáng trong ngày đầu nghỉ lễ

Sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ thông thoáng trong ngày đầu nghỉ lễ

Lượng khách đến/đi sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày đầu nghỉ lễ được đánh giá khá đông nhưng các khu vực bên trong nhà ga lại thông thoáng, trật tự đến bất ngờ.

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Đồng USD tăng trở lại gần sát ngưỡng 106 khi dữ liệu lạm phát của Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt, phù hợp với dự báo và khẳng định kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

Trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết TP.HCM được nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc TP.HCM có mưa trong dịp này không.

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Bốn cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vừa bị xử phạt trên 132 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.