Thứ sáu, 11/10/2024

Thực phẩm Halal: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

15/09/2022 3:11 PM (GMT+7)

Chứng nhận Halal được xem là chìa khóa giúp các doanh nghiệp Việt đưa hàng hóa vào các quốc gia theo đạo Hồi ở khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

Nhu cầu về thực phẩm Halal tại Indonesia và các nước Hồi giáo rất lớn. Nhiều doanh nghiệp Việt đang có nhu cầu tiếp tục khai phá thị trường tiềm năng này.

Thực phẩm Halal: Thị trường hàng trăm tỷ USD

Tại hội thảo "Thúc đẩy hợp tác thương mại Indonesia - Việt Nam" do Trung tâm Xúc tiến Thương mại đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức ngày 15/9, nhiều doanh nghiệp cho biết họ rất quan tâm đến thị trường Indonesia. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu vào thị trường này có nhu cầu tìm kiếm thêm đối tác mở rộng thị phần.

Phó Giám đốc ITPC - ông Trần Phú Lữ, cho biết Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất thế giới. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm Halal của Indonesia đã đạt 220 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến tăng lên 330,5 tỷ USD vào năm 2025. 

Thực phẩm Halal: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Ông Agustaviano Sofjan, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Indonesia tại TP.HCM, giới thiệu tiềm năng xuất khẩu vào Indonesia, ngày 15/9. Ảnh: H.Phúc

Khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Đây là khu vực thị trường tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á, Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.

"Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhất là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chất lượng và đạt được chứng chỉ Halal", ông Lữ nói.

Nền công nghiệp Halal hiện rất đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ như bánh kẹo; thực phẩm, đồ uống; sản phẩm từ sữa; bánh mì; thực phẩm hữu cơ, GMO; thảo dược; mỹ phẩm; chất bôi ngoài da; dược phẩm; nước hoa; ngân hàng; trái phiếu và chứng khoán; du lịch; logistics và chuỗi cung ứng; giáo dục và đào tạo; dịch vụ thực phẩm…

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal lớn. 

Tuy nhiên, ông Lữ cho biết thực tế xuất khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp ta vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá. Năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt khoảng 10,5 tỷ USD trong năm 2021.

Mỗi năm, Việt Nam chỉ có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm.

Phải có chứng nhận Halal 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, đại diện Văn phòng chứng nhận Halal (HCA Việt Nam) cho biết để cung cấp được thực phẩm cho thị trường Halal, sản phẩm bắt buộc phải đạt được chứng nhận Halal.

Thực phẩm Halal: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt - Ảnh 3.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đạt chứng nhận Halal tại hội thảo "Thúc đẩy hợp tác thương mại Indonesia - Việt Nam", ngày 15/9. Ảnh: Hồng Phúc

Chứng nhận Halal là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm, dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để công nhận rằng những sản phẩm, dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất, cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari'ah và tiêu chuẩn Halal.

Về điều kiện chung để sản phẩm được chứng nhận Halal, bà Hằng cho biết, doanh nghiệp cần đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện là nguyên liệu Halal và dây chuyền sản xuất Halal. 

Quy trình chứng nhận Halal sẽ được trải qua 5 bước: (1) tiếp nhận yêu cầu chứng nhận; (2) báo giá và ký hợp đồng chứng nhận; (3) đánh giá giai đoạn 1 - đánh giá hồ sơ; (4) đánh giá giai đoạn 2 - đánh giá hiện trường và (5) cuối cùng là thẩm xét hồ sơ, cấp chứng chỉ Halal.

Theo bà Hằng, lợi ích của chứng chỉ Halal là vô cùng lớn. Nó giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo; được người Hồi giáo tin tưởng mua, sử dụng mà không phải do dự; tạo lòng tin cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng (cả người theo đạo Hồi và người ngoại đạo) khắp nơi trên thế giới lựa chọn vì đáp ứng cả các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vietnam Foodexpo 2024: Ra mắt các thương hiệu lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Vietnam Foodexpo 2024: Ra mắt các thương hiệu lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Đánh dấu kỷ niệm 10 năm tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 tiếp tục là cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, nơi tôn vinh giá trị thương hiệu quốc gia của thực phẩm Việt Nam

5 ngày thỏa sức săn đặc sản Sóc Trăng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

5 ngày thỏa sức săn đặc sản Sóc Trăng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.

2,5 triệu đồng để ăn dĩa cơm tấm Chợ Cũ, đặt trước mới có

2,5 triệu đồng để ăn dĩa cơm tấm Chợ Cũ, đặt trước mới có

Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).

Nếm thử trái cây đặc sản Nhật Bản ngay trung tâm TP.HCM

Nếm thử trái cây đặc sản Nhật Bản ngay trung tâm TP.HCM

Quả lê Nhật Bản chỉ có vào mùa thu, giá bán lên đến 300.000 đồng/kg và bán theo quả

TP.HCM đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

TP.HCM đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

Ngành công thương TP.HCM đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm.