Do thời tiết không thuận lợi dẫn đến sản lượng điều tại tỉnh Bình Phước, Campuchia giảm sâu trong khi việc vận chuyển, nhập khẩu điều từ châu Phi mất nhiều thời gian nên nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến điều trên địa bàn Bình Phước đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản đề nghị Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) cho ý kiến về việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến quốc lộ 13C đi xuyên qua vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai để địa phương có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Gần một tuần sau thông tin xây cầu Mã Đà nối Bình Phước với Đồng Nai, “điểm nóng” mua bán đất, phân lô bán nền ở huyện Đồng Phú đã giảm nhiệt, nhưng giá đất vẫn tăng từng ngày.
Sau khi thông tin tỉnh Bình Phước đề xuất, kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT753 và xây dựng cầu Mã Đà (xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú) kết nối với tỉnh Đồng Nai đi sân bay quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải vào cuối tuần qua.
Nhằm đạt được mục đích, không ít doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã bất chấp những quy định pháp luật để bày đủ chiêu trò.
UBND thành phố Thuận An đang cùng với đơn vị tư vấn lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Thuận An đến năm 2040. Hiện đồ án đã được cơ quan chức năng góp ý, phản biện theo định hướng đô thị trục ven sông Sài Gòn để sớm được thẩm định phê duyệt theo quy định.
Những ngày tháng 3, đi qua các tỉnh miền Đông Nam Bộ, không khó để bắt gặp những vườn điều chín rộ ven đường. Bạn tôi nhà ở Bình Phước rủ rê: "Cuối tuần về chơi, tui đãi bà ăn điều 7 món".
Để ngăn chặn tình trạng sốt đất ảo, gây hệ lụy cho người dân và khó khăn trong công tác quản lý, Bình Phước đề nghị các địa phương ngăn chặn việc tự ý mở đường, phân lô tách thửa đất nông nghiệp trái quy định.
Trong cơn sốt đất quay cuồng, các công ty môi giới “tung quân” đổ xô đến vùng nông thôn, tạo cơn "sốt ảo". Điều đáng nói, chỉ sau thời gian ngắn các môi giới lặng lẽ rút lui, giá đất trên thị trường lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ bỏ tiền tỷ “ôm” đất khóc ròng.
Theo các chuyên gia, sau Tết là thời điểm hoạt động mạnh mẽ của các "cò đất", môi giới bất động sản (BĐS) thiếu chuyên nghiệp, bằng cách tự tung tin, tạo hiện trường giả, nhằm đẩy giá lên cao để "lướt sóng" kiếm lời.