Ngày 16/3, đại diện UBND tỉnh Bình Phước thông tin, đã chỉ đạo các địa phương quản lý chặt chẽ việc phân lô, tách thửa, xây dựng nhà ở, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về lĩnh vực đất đai.
Ngay sau khi tiếp nhận chỉ đạo, UBND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước có văn bản khẩn gửi đến các xã, phường, thị trấn, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai. Theo đó, các đơn vị tổng hợp báo cáo các trường hợp người sử dụng đất tự ý mở đường đi không theo quy hoạch; các trường hợp đã lập hồ sơ, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp (diện tích dưới 1.000m2) để có hướng xử lý.
Theo ngành chức năng tỉnh Bình Phước, hiện nay, trên địa bàn việc tách thửa đất nông nghiệp diễn biến ngày càng phức tạp. Một số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh doanh nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp và tự mở đường, tự phân lô chia tách thửa đất để chuyển nhượng, xây dựng nhà ở không đảm bảo quy hoạch, không đúng quy định của pháp luật.
Nhiều khu vực nông thôn ở Bình Phước liên tục xuất hiện xe ô tô đến hỏi mua đất |
Trước đó, Tỉnh ủy Bình Phước đã có công văn chỉ đạo về việc ngăn chặn tình trạng các 'dự án ma' lôi kéo người mua, lừa dối bán đất tự phân lô tách thửa. Động thái này được thực hiện khi thời gian vừa qua, tình trạng phân lô bán nền, tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tạo đường trên đất nông nghiệp để bán diễn ra khá phức tạp. Hiện nay một số người vẫn tiếp tục quảng cáo bán đất, lôi kéo người người dân ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… để bán đất.
Thậm chí có người còn tự vẽ quy hoạch chi tiết 1/500, giới thiệu là đất dự án khu dân cư được phê duyệt để lôi kéo người dân nhẹ dạ mua đất ở "dự án ma", nhất là trên địa bàn các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh.
Tỉnh ủy Bình Phước đề nghị các đơn vị, địa phương chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai; thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu liên quan buông lỏng quản lý đất đai. Bên cạnh đó, các địa phương phải thông báo công khai phê duyệt các Dự án khu dân cư cho người dân biết để tránh bị lừa đảo.
Như Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh, trong cơn sốt đất quay cuồng, các công ty môi giới “tung quân” đổ xô đến vùng nông thôn, tạo cơn "sốt ảo". Điều đáng nói, chỉ sau thời gian ngắn các môi giới lặng lẽ rút lui, giá đất trên thị trường lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ bỏ tiền tỷ “ôm” đất khóc ròng.
Nhiều khu đất nông nghiệp ở Bình Phước được rao bán khi cơn sốt đất ảo rộ lên |
Những ngày qua, dư luận chưa hết xôn xao sau khi xem clip dài khoảng 4 phút ghi lại cảnh nhân viên một công ty bất động sản bán đất để tranh giành chốt các lô đất theo yêu cầu của khách hàng. Vụ việc xảy ra tại một khu đất trống thuộc xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Không chỉ ở huyện Lộc Ninh, những ngày qua, dư luận đang quan tâm đến cơn “sốt đất” tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Tại huyện Đồng Phú, giá đất tại khu vực ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi bỗng dưng tăng lên chóng mặt. Giá đất dọc hai bên đường ĐT 753 thuộc địa phận huyện Đồng Phú mỗi mét ngang đất mặt đường, sâu khoảng 50m, có giá lên đến 150 triệu đồng.
Tại khu vực Thác số 4 (xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản), lúc trước là điểm giao dịch nhộn nhịp nhất, mỗi ngày có hàng trăm ô tô đến, người mua bán đất tấp nập; giờ chỉ còn vài hàng quán vắng vẻ. “Hồi đó, thấy nhiều người mua đất tôi cũng mua một lô 150m2 giá 1,5 tỷ đồng. Giờ lô đất này bán 1 tỷ đồng chẳng ai hỏi." Trước cơn sốt đất ảo, nhiều người dân tự phá cây trồng để mở đường, tách thửa bán dẫn đến hệ lụy.
Theo Tiền Phong
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc