Chủ nhật, 24/11/2024

Phát triển đô thị ven sông Sài Gòn

19/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

UBND thành phố Thuận An đang cùng với đơn vị tư vấn lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Thuận An đến năm 2040. Hiện đồ án đã được cơ quan chức năng góp ý, phản biện theo định hướng đô thị trục ven sông Sài Gòn để sớm được thẩm định phê duyệt theo quy định.


Phát triển đô thị ven sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Sông Sài Gòn chảy qua địa bàn thành phố Thuận An có chiều dải khoảng 13,6km.

Định hướng quy hoạch đô thị trục ven sông Sài Gòn

Ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, mục tiêu quy hoạch điều chỉnh tổng thể thành phố Thuận An theo định hướng đến năm 2040 là Trung tâm kinh tế - xã hội lớn phía Nam của tỉnh Bình Dương về công nghiệp, thương mại dịch vụ, tài chính, văn hóa - du lịch. Là đô thị kết nối hệ thống đô thị khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước với Thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Bình Dương và vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Thuận An có sông Sài Gòn qua chảy qua với chiều dài khoảng 13,6km, qua các phường Vĩnh Phú, phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm và xã An Sơn. Theo quy hoạch đô thị Thuận An thì tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Bà Lụa - thành phố Thủ Dầu Một đến cầu Vĩnh Bình – Thành phố Hồ Chí Minh với lộ giới 28m, tổng chiều dài tuyến 13,2km.

Các dự án đã triển khai dọc sông Sài Gòn gồm: Khu dân cư và tái định cư xã An Sơn, khu nhà ở cao tầng Eden - Thuận An, công viên ven sông Sài Gòn, công trình giao thông, hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa...

Theo ông Tâm, hành lang ven sông Sài Gòn từ sông Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố Thuận An. Tính chất của hành lang này là phát triển hỗn hợp cao tầng đa chức năng như: Thương mại - dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và các tổ hợp nhà ở - dịch vụ chất lượng cao gắn với sông Sài Gòn.

Qua hiện trạng hành lang dọc sông Sài Gòn và định hướng kết nối với các trục đường chính đô thị. Đã đề xuất thêm các khu vực phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn với tính chất hỗn hợp cao tầng, đa chức năng tại 4 vị trí như: xã An Sơn khoảng 84ha; đô thị tại phường Lái Thiêu và Vĩnh Phú có quy mô diện tích khoảng 49ha; vị trí 3 và 4 đều tại phường Vĩnh Phú có quy mô lần lượt là 31ha và 17ha. Các vị trí đất này đều thuận lợi kết nối giao thông trong khu vực nên cần thiết hình thành khu vực phát triển đô thị với các công trình cao tầng nhằm tạo điểm nhấn cho thành phố Thuận An cũng như tỉnh Bình Dương.

Chỉnh trang đô thị kết hợp di dời cơ sở sản xuất ngoài khu cụm công nghiệp

Để Thuận An trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn phía Nam của tỉnh Bình Dương, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh thì thành phố cần quan tâm đến công tác chỉnh trang đô thị kết hợp di dời, chuyển đổi công năng các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp.

Phát triển đô thị ven sông Sài Gòn - Ảnh 2.

Đô thị Thuận An cần chỉnh trang để phù hợp với quy hoạch và các tiêu chí của đô thị hiện đại.

Theo ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương, đơn vị tư vấn cần nghiên cứu thêm việc kết nối thành phố Thuận An với Hồ Chí Minh qua các cửa ngõ chính. Quan tâm nguồn lực để đạt các tiêu chí đô thị loại II trong đó có quy hoạch hệ thống cây xanh, số lượng không gian công cộng, đèn chiếu sáng. Khai thác tối đa tiềm năng phát triển đô thị ven sông như nâng cấp quy mô đường trục ven sông Sài Gòn cho phù hợp với phân cấp cao tầng. Chỉnh trang đô thị và nhà ở cho công nhân, xây dựng thêm các công trình văn hóa thể thao, các công viên công cộng để phục vụ nhu cầu của người dân thành phố…

Theo báo cáo của UBND thành phố Thuận An, thành phố có khoảng 555 doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn đầu tư ít, diện tích mặt bằng hạn chế, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên gây tác động xấu đến cộng đồng dân cư. Đồng thời, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát và không phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị - công nghiệp tại địa phương.

Từ năm 2017, thành phố đã tổ chức kiểm tra đối với 786 doanh nghiệp, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, xử phạt vi phạm hành chính đối với 224 trường hợp. Đến nay, còn 37 trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các nội dung của quyết định xử phạt.

Phát triển đô thị ven sông Sài Gòn - Ảnh 3.

Quốc lộ 13 – tuyến giao thông huyết mạch đi qua Thuận An chuẩn bị được mở rộng lên 8 làn xe để kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với trung tâm Bình Dương và các tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, thành phố đã thống kê trên địa bàn có khoảng 6.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có khoảng 1.200 doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp thì có tới 505 doanh nghiệp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu gồm các ngành nghề: Sản xuất đồ gỗ, gia công cơ khí, sản xuất các sản phẩm nhựa, gốm sứ, kinh doanh phế liệu…

Trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp tại các phường An Phú, Bình Chuẩn, Thuận Giao, Bình Hòa đã thực hiện di dời và chuyển đổi công năng sử dụng đất sang phát triển thương mại – dịch vụ, nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các doanh nghiệp còn lại đang lên phương án di dời dưới sự hướng dẫn của cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương và chính quyền Thuận An.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc