Khách hàng giao dịch tại LienVietPostBank. Ảnh: LienVietPostBank
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước vừa chấp nhận đề nghị của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB) về việc chuyển nhượng hơn 140 triệu cổ phần LPB do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu.
LienVietPostBank có trách nhiệm phối hợp với VNPost thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp phát sinh bên nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này hoặc bên nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã sửa đổi, bổ sung) và các quy định liên quan.
Trong phiên giao dịch hôm nay (7/2), giá cổ phiếu LPB đang ở mức 14.100 đồng/cổ phiếu.
Với mức giá hiện tại của cổ phiếu LPB, lượng cổ phiếu LPB mà VNPost sở hữu có giá trị hơn 1.981 tỷ đồng.
LienVietPostBank cũng phải phối hợp với VNPost triển khai chuyển nhượng cổ phần của tổng công ty này tại ngân hàng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng phương án, lộ trình xử lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPost chuyển nhượng cổ phần, trong đó có phương án quản lý các đơn vị mạng lưới của LienVietPostBank bảo đảm ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả…
Không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để chuyển nhượng cổ phần của LienVietPostBank; không được góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng này dưới tên cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp uỷ thác theo quy định của pháp luật.
Quá trình chuyển nhượng cổ phần LPB của VNPost sẽ có giá trị thực hiện trong 3 tháng kể từ ngày ký.
Được biết, VNPost hiện là cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank, đang nắm giữ hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng với 8,13% vốn điều lệ ngân hàng này.
Với kỳ hạn 28 ngày, lượng tín phiếu mà Ngân hàng Nhà nước phát hành từ ngày 21-29/9 sẽ lần lượt đáo hạn từ ngày 19/10 - 27/10, đồng nghĩa lượng tiền tương ứng có thể được bơm trở lại hệ thống trong 2-3 tuần tới.
Công ty CP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa nhận quyết định xử phạt về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế trong ba năm 2020, 2021 và 2022, theo đó, KIDO bị truy thu thuế gần 18 tỷ đồng và bị phạt hành chính 3,2 tỷ đồng.
Sau 14 ngày kể từ ngày trúng đấu giá 2 biển số xe siêu đẹp với giá 45 tỷ đồng, người trúng đấu giá vẫn im hơi lặng tiếng, “chưa có câu trả lời”.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong việc thỏa mãn các điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán, nhưng còn một số hạn chế, đặc biệt về sở hữu nước ngoài. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được xem là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Ông Paulo Medas, Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhận định không còn nhiều dư địa cho nới lỏng tiền tệ. Trong tương lai, nếu có rủi ro lạm phát leo thang hoặc gián đoạn trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh lại cách tiếp cận chính sách tiền tệ.
Theo các chuyên gia chứng khoán, nhà đầu tư đang dè dặt giải ngân vì đà bán cổ phiếu từ những phiên trước chưa dừng lại. Vì vậy, trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1.150 để tìm điểm cân bằng sau đợt điều chỉnh và hướng tới kiểm định trở lại ngưỡng 1.165.