Sở Tài chính TP.HCM vừa có công văn gửi các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Theo đó, cơ quan này cho biết từ tháng 7 đến đầu tháng 8, giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm liên tiếp 4 đợt với mức giảm trung bình 7.270 đồng/lít xăng và 6.110 đồng/lít dầu diesel.
"Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đề nghị các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường rà soát mức giá bán đăng ký tham gia chương trình hiện nay để đánh giá việc điều chỉnh phù hợp với mức biến động giảm giá của xăng dầu", Sở này đề nghị.
Trường hợp điều chỉnh giảm giá, Sở Tài chính đề nghị các doanh nghiệp có văn bản đăng ký giảm giá kịp thời. Trường hợp không điều chỉnh giảm giá, đề nghị các doanh nghiệp có văn bản phản hồi, phân tích cụ thể cơ cấu hình thành giá để sở làm cơ sở xem xét điều chỉnh giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá cho biết hiện nay giá nguyên vật liệu, thức ăn chăn nuôi... vẫn ở mức cao và giá bán hàng bình ổn đang thấp hơn so với thị trường nên doanh nghiệp khó có thể điều chỉnh giảm giá ngay.
Đơn cử với mặt hàng trứng, ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Vĩnh Thành Đạt cho biết hiện nay giá trứng đang thấp hơn thị trường 10-15%, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào đang tăng cao nên doanh nghiệp chưa điều chỉnh giảm giá.
Mới đây, tại phiên họp tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm của TP.HCM, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết trong cơ cấu giá cả hàng hóa, xăng dầu chỉ chiếm tỷ trọng không lớn. Việc giảm giá xăng dầu chỉ là điều kiện để điều chỉnh giá cả hàng hóa.
"Trong khi đó, nhiều hàng hóa đầu vào khác như thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu... đều tăng mạnh trong 2 năm qua, ảnh hưởng đến việc tăng giá chung. Hiện, các doanh nghiệp cũng đang điều chỉnh chi phí, giá thành để giữ được thị trường", ông nói.
Ngày 4/8, Bộ trưởng Công Thương có công điện yêu cầu cơ quan quản lý thị trường mở đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm.
Ngành công thương TP.HCM đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm.
Huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang trở thành đảo xanh trong mắt du khách. Với mô hình “Xách giỏ đi chợ thay túi ni lông”, người dân nơi đây đang chung tay làm kinh tế tuần hoàn, môi trường xanh giúp ngành “kinh tế không khói” nơi đây phát triển.
Chiều ngày 3/10 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Sojitz Việt Nam đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ với nhiều nội dung quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?