Theo Sở Công Thương TP.HCM, tổng kết quý 1/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tp.HCM đạt 28,34 tỷ USD, giảm 18,68% so với cùng kỳ năm 2022 (đạt 34,85 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 15,31 tỷ USD, giảm 19,31% tương đương 3,66 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 13,02 tỷ USD, giảm 17,92% tương đương 2,85 tỷ USD.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương cho biết chưa khi nào hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp gặp khó như năm nay. Kim ngạch xuất khẩu giảm đều ở hầu hết ngành nghề từ dệt may, nông lâm thuỷ sản cho tới chế biến gỗ.
Theo ông Phương, kim ngạch xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng chính của kinh tế thành phố bị ảnh hưởng do sự sụt giảm đơn hàng từ thị trường thế giới. Tình trạng khó khăn có thể tiếp diễn đến giữa năm 2023. Lãnh đạo Tp.HCM lo ngại nếu để tình trạng này tiếp diễn, kết quả kinh tế thành phố cả năm sẽ không khả quan.
Thông tin từ Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), những ngành nghề xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh gồm có: ngành dệt may giảm 8% so với cùng kỳ 2022, ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ giảm khoảng 15%. Trong đó, các sản phẩm dăm, viên nén, pallet; đồ gỗ giảm đến 45%.
Tuy có tăng trưởng ở một số sản phẩm đồ uống và thực phẩm nhưng toàn ngành chế biến lương thực thực phẩm lại sụt giảm khoảng 2% doanh số trong quý vừa qua. Theo dự báo của các chuyên gia, trong quý tới, xuất khẩu ngành này ước giảm khoảng 4% do sức mua trên toàn cầu yếu.
Trong khi đó, ngành cơ khí điện có tình trạng chung là đơn hàng giảm, thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50%, hay đơn hàng nội địa xuất khẩu tại chỗ giảm 30-40%. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt bởi các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, buộc phải giảm giờ làm, cắt giảm lao động nhằm tiết giảm chi phí sản xuất để tồn tại.
Ngành vật liệu xây dựng hiện có khoảng 40% doanh nghiệp trong tình trạng không hoạt động được, khả năng đến cuối năm 2023 sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản nếu không có gì thay đổi.
Để cải thiện tình hình xuất khẩu giảm mạnh trong thời gian qua, các ban ngành thời gian qua đã liên tục tính các phương án để giúp TP. HCM lấy lại vị trí dẫn đầu. Trong đó, việc tổ chức hội chợ xuất khẩu đa ngành là phương án tối ưu nhất mà Sở Công Thương Tp.HCM đề xuất và đã được UBND TP.HCM thông qua.
Đây sẽ là hội chợ xuất khẩu đa ngành đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam, diễn ra trong tháng 5. Nhà nước sẽ cùng các hiệp hội ngành nghề đồng tổ chức các diễn đàn, chuyến tham quan nhà máy, kết nối xúc tiến thương mại giữa nhà bán hàng lớn trên thế giới với doanh nghiệp Việt Nam. Song song đó, các bên sẽ cùng thảo luận và tìm ra các giải pháp lâu dài để vực dậy hoạt động xuất khẩu của thành phố. Đặc biệt, để hỗ trợ doanh nghiệp, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 50% chi phí tham gia gian hàng (tương ứng 12 triệu đồng một gian hàng).
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Ban chỉ đạo cải cách hành chính, Ban chỉ đạo chuyển đổi số và Ban chỉ đạo đề án 06 tại TP.HCM hợp nhất thành Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và đề án 06 TP.HCM do ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban.