Chủ nhật, 24/11/2024

Trái cây Trung Quốc đội lốt Thái Lan tràn ngập chợ TP.HCM

29/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

“Tại các chợ chỉ có lựu Trung Quốc chứ không có lựu Thái Lan, lựu Việt Nam như quảng cáo” - bà Trần Thị Hồng, chủ vựa trái cây E6 Hồng Huế tại chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức (TP Thủ Đức) khẳng định.


Rạng sáng ngày 29/12, đoàn kiểm tra của Ban An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM đã kiểm tra hàng hóa, thực phẩm dịp cận Tết tại nhiều chợ đầu mối trên địa bàn thành phố.

Tại chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức, rất nhiều loại trái cây ngoại nhập được bày biện ở vị trí bắt mắt, thu hút khách mua, như quýt Úc, táo Mỹ… Trong đó nhiều nhất là trái cây nhập từ Trung Quốc như lựu, táo, cam…

Trái cây Trung Quốc đội lốt Thái Lan tràn ngập chợ TP.HCM - Ảnh 1.

Lựu Trung Quốc nhập khẩu tại chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức

Bà Trần Thị Hồng - chủ vựa trái cây E6 Hồng Huế - chỉ vào những trái lựu khủng có giá tới 350.000 đồng/10 kg cho biết, đây là lựu Tứ Xuyên (Trung Quốc), chỉ người trong nghề mới phân biệt được.

“Ngoài thị trường người bán giới thiệu là lựu Thái Lan nhưng thực tế không có sản phẩm đó, cũng không có lựu Việt Nam. Có lựu Israel, lựu Ấn Độ nhưng không nhập về được, trên thị trường 100% lựu đều có xuất xứ từ Trung Quốc” - bà Hồng khẳng định.

Thông tin về các mặt hàng tại chợ, ông Nguyễn Tấn Quang Vinh - Giám đốc kinh doanh chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức - cho biết, trái cây về chợ trong năm 2022 dự kiến đạt 390.000 tấn/năm với trái cây nội là 277.073 tấn/năm, trái cây ngoại 113.310 tấn/năm. Trong đó, chỉ riêng trái cây Trung Quốc đã đạt 90.354 tấn/năm (chiếm 38%).

“Chúng tôi xây dựng quy trình quản lý hàng hóa chặt chẽ. Đối với hàng ngoại nhập bắt buộc chủ hàng, chủ xe phải xuất trình hợp đồng vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm dịch và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải quan… Nếu có đủ hồ sơ lô hàng thì mới được đăng ký xuống hàng nhập chợ” – ông Vinh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận những khó khăn như vẫn còn một số ít thương nhân ý thức còn kém nên thực hiện chưa đầy đủ việc ghi chép sổ nguồn gốc hàng hóa, niêm yết giá bán, khám sức khỏe hằng năm và tập huấn kiến thức ATTP định kỳ.

Trái cây Trung Quốc đội lốt Thái Lan tràn ngập chợ TP.HCM - Ảnh 2.

Thịt heo về chợ đầu mối Hóc Môn đều được kiểm tra nghiêm ngặt

Một số thương nhân không nhập hàng vào ô vựa mà nhập về các hộ kinh doanh xung quanh chợ (bên ngoài phạm vi kiểm soát của chợ) để tránh việc kiểm soát của công ty đối với khâu sơ chế tại nguồn…

Tại chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn, ông Lê Văn Tiển - Phó giám đốc chợ thông tin, lượng hàng hóa nhập chợ bình quân của năm 2022 đạt khoảng 2.320 tấn/ngày đêm. Trong đó, thịt heo khoảng 335 tấn/ngày đêm (khoảng 4.470 con), trái cây khoảng 360 tấn/ngày đêm, rau củ khoảng 1.625 tấn/ngày đêm. Hàng hóa nhập chợ có nguồn gốc xuất xứ trong nước chiếm khoảng 95%, Trung Quốc khoảng 4%, các nước khác khoảng 1%.

Theo ông Tiển, hiện nay hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng thịt heo về chợ đang tăng từng ngày nhưng sức mua khá thấp.

“Hàng Tết không thiếu, giá cả ổn định nhưng sức mua muốn biết có tăng hay không thì phải chờ tuần cuối cùng áp Tết mới biết chắc” – ông Tiển nói.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý ATTP TP.HCM - cho biết, thực phẩm thường tập hợp ở chợ đầu mối và phân phối đến các điểm trên địa bàn thành phố. Công tác kiểm soát, kiểm tra ATTP và chất lượng thực phẩm được tập trung dễ dàng hơn ngay từ đầu nguồn.

“Ghi nhận thực tế, sau dịch COVID-19, vấn đề buôn bán tự phát xung quanh chợ đầu mối tăng cao và hiện vẫn chưa kiểm soát được. Bởi điều này là không công bằng cho các tiểu thương buôn bán hợp pháp trong chợ. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Đồng thời, thành phố kêu gọi người dân và tiểu thương chợ truyền thống đến mua hàng trực tiếp trong chợ đầu mối, có hoá đơn rõ ràng để đảm bảo an toàn” - bà Lan cho hay.

Theo Tiền phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.