TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cho biết, năng lực đào tạo khối ngành sức khỏe của nhà trường đã đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế, vì vậy Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đã quyết định cấp mã đào tạo liên tục cho trường theo quyết định số 72/QĐ-K2ĐT. Như vậy, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là đơn vị đủ điều kiện tham gia đào tạo liên tục cán bộ y tế với các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo.
Theo ông Lê Lâm, trong năm 2021, dù dịch bệnh cực kỳ phức tạp, nhà trường đã tổ chức đội xung kích tham gia phòng chống dịch cùng với lực lượng tuyến đầu tại TP.HCM và An Giang với 250 chiến sĩ là cán bộ, giảng viên, sinh viên khối ngành sức khỏe.
Bước vào năm học mới, để động viên, hỗ trợ, khuyến khích tinh thần học tập, nhà trường đã trao học bổng cho tân sinh viên khoá 2022 với gần 1,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học giỏi, nhà trường còn thành lập Quỹ tín dụng sinh viên Đại Việt với số vốn lên đến 12 tỷ đồng.
"Quỹ tín dụng sinh viên Đại Việt đang sẵn sàng tạo điều kiện cho các em vay vốn học tập toàn khoá tại trường không lãi suất. Thời gian vay hỗ trợ không lên đến 5 năm để sinh viên an tâm học tập", ông Lâm khẳng định.
TS Phạm Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB-XH), đã ghi nhận sự nỗ lực của nhà trường, đồng thời đề nghị, thời gian tới Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tiếp tục phấn đấu là một trong những trường chất lượng cao, đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số góp phần thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, thực hiện thành công chiến lực phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tiếp tục tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trong đó chú trọng tới ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, dạy và học.
Đặc biệt, trường phải không ngừng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu ứng dụng trong giảng dạy, học tập cho đội ngũ giáo viên và sinh viên.
"Nhà trường cũng cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề. Thông qua đó thu hút nhiều hơn người học tham gia học tập giáo dục nghề nghiệp, góp phần thực hiện tốt việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh theo quyết định của Thủ tướng chính phủ", TS Phạm Quốc Bình, nhấn mạnh.
Dịp này, Trường cũng chuyển 1.279 nhân sự đã được đào tạo đến với thị trường lao động trong nước…
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.