Thứ hai, 29/04/2024

Vì sao Đồng Nai “khó tính” với dòng vốn FDI?

30/12/2022 8:00 AM (GMT+7)

Việc thu hút vốn FDI giảm sút thời gian qua không làm Đồng Nai xa rời mục tiêu kiên định nâng chất dòng vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng hài hòa và hiệu quả.

"Chảy máu" dòng vốn FDI hàng tỷ USD

Hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, các Khu công nghiệp (KCN) ở Đồng Nai đã trở thành điểm đến tập trung của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thế nhưng những năm gần đây, quỹ đất công nghiệp của Đồng Nai dần hạn hẹp, dòng vốn đầu vào Đồng Nai cũng sụt giảm theo.

KCN Dầu Giây (huyện Thống Nhất) là 1 trong 2 KCN do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai làm chủ đầu tư, với diện tích trên 328ha. Đến nay, KCN Dầu giây đã thu hút 21 dự án, lấp đầy hơn 81% diện tích đất cho thuê.

KCN Dầu Giây (huyện Thống Nhất) do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai làm chủ đầu tư. Ảnh: T.L

KCN Dầu Giây (huyện Thống Nhất) do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai làm chủ đầu tư. Ảnh: T.L

Ông Nguyễn Thành Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP KCN Dầu Dây cho biết, diện tích đất cho thuê ở KCN Dầu giây chỉ còn 16ha. Trong khi đó, số nhà đầu tư đến tìm hiểu để thuê đất trong KCN này vẫn tiếp tục tăng.

Công ty CP KCN Dầu Dây vẫn đang theo đuổi mục tiêu mở rộng diện tích KCN lên 150ha nữa. Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất ở địa phương đã cập nhật xong. Tuy nhiên khâu lập quy hoạch chung toàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn vướng. "Vì thế, công ty chưa có cơ sở xin chủ trương mở rộng đầu tư", ông Sơn nói.

Tương tự, KCN Long Khánh quy mô 264ha đã lấp đầy trên 95% diện tích đất cho thuê. Phần diện tích đất cho thuê còn lại còn chỉ 4ha. KCN Long Khánh hiện đã dừng việc cho thuê đất mà tập trung xây dựng nhà xưởng cho thuê.

Trên toàn tỉnh, Đồng Nai hiện có 32 KCN với tổng diện tích hơn 10.200ha. Trong đó, 31 KCN đang hoạt động, thu hút trên 1.500 dự án FDI, và lấp đầy trên 85% diện tích đất cho thuê.

Diện tích đất cho thuê còn lại khoảng 1.000ha nhưng nằm rải rác trong nhiều KCN khác nhau. Đã vậy, nhiều KCN còn vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nên chưa thể hoàn thành đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt.

Tính chung 3 năm trở lại đây, thu hút vốn FDI của Đồng Nai không đạt kỳ vọng. Và lần đầu tiên trong vòng 30 năm trở lại đây, Đồng Nai đã rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút vốn FDI.

KCN Long Khánh ở TP.Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

KCN Long Khánh ở TP.Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Ông Phạm Văn Cường - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết, vốn FDI vào tỉnh năm 2022 không có sự bứt phá. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất công nghiệp đủ lớn (từ 5-10ha trở lên) để doanh nghiệp thuê đất, xây dựng nhà máy.

Các KCN mới thì đang trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tỉnh Đồng Nai đành ngậm ngùi chia tay nhiều dự án lớn.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy 1 tỷ USD của Tập đoàn Lego, hoặc nhà máy 100 triệu USD Tập đoàn Pandora là những tiếc nuối điển hình. Trước đó, các tập đoàn này rất muốn đầu tư ở Đồng Nai, song đành dời dự án sang Bình Dương.

Nâng chất dòng vốn FDI

Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến tháng 12, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 40 dự án mới, với số vốn 470 triệu USD.

Một doanh nghiệp FDI thuê đất sản xuất kinh doanh ở KCN Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Một doanh nghiệp FDI thuê đất sản xuất kinh doanh ở KCN Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Ước tính cả năm 2022, Đồng Nai chỉ thu hút được 1,087 tỷ USD; bằng 99% kế hoạch năm, và bằng 93% so với cùng kỳ. Đây là kết quả thấp nhất so với các năm trước, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Nguyên nhân chính là do Đồng Nai có sự lựa chọn kỹ hơn để thu hút các dự án FDI chất lượng cao. Quá trình chọn lọc này khiến các cơ quan rà soát và thẩm định kỹ trước khi cấp phép đầu tư, nên kéo dài thời gian. Dòng vốn FDI đầu tư vào tỉnh bị ảnh hưởng theo.

Tuy nhiên, nhìn trên quy mô cả nước, tốc độ giải ngân vốn FDI vào Việt Nam 11 tháng qua đạt gần 20 tỷ USD, tăng trên 15% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là lượng vốn này tập trung vào những dự án chất lượng cao, hướng đến phát triển bền vững.

Trong bối cảnh thị trường bất ổn do lạm phát, chi phí tăng cao thì nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc từng đồng vốn. Tổng số vốn FDI tại Việt Nam tăng đã khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.

Sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Công ty TNHH Kyokuto Việt Nam ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai. Ảnh: T.L

Sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Công ty TNHH Kyokuto Việt Nam ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai. Ảnh: T.L

Đồng Nai vẫn đang sở hữu những điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đây là cơ sở để Đồng Nai kiên định với mục tiêu thu hút các dự án FDI có vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế thâm dụng lao động và không ảnh hưởng đến môi trường.

"Về lâu dài, việc này sẽ đảm bảo cho phát triển kinh tế bền vững, hướng đến nền kinh tế xanh, đảm bảo theo đúng định hướng thu hút đầu tư của tỉnh", ông Nguyên nói.

Ngoài ra, việc đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai lâu nay chủ yếu là vào các KCN, trong khi 85% diện tích đất cho thuê đã được lấp đầy. Đồng Nai sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch, quỹ đất đầu tư các KCN để xây dựng các quy hoạch mới; làm cơ sở kêu gọi đầu tư FDI phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về mặt chủ trương cho Đồng Nai phát triển thêm 8 KCN với tổng diện tích khoảng 8.000ha. Các KCN mới này đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ để trình duyệt.

"Sau khi có quyết định chính thức, dự báo tình hình thu hút vốn FDI của Đồng Nai trong thời gian tới sẽ có bước tăng trưởng đột phá", ông Nguyên cho biết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.