Tọa đàm "Công nghiệp ô tô Việt Nam - Từ lắp ráp tới sản xuất" vừa được tổ chức sáng 14/1 tại Hà Nội.
![]() |
Phiên thảo luận được thực hiện bởi những chuyên gia đầu ngành. |
Mở đầu phiên tọa đàm, tiến sĩ Trương Thị Chí Bình, phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã nêu rõ thực trạng về ngành này. Theo bà, đóng góp của doanh nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô rất ít, đặc biệt là các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam.
Hiện chỉ có khoảng 20 đến 30 công ty có thể cung cấp linh kiện để lắp được vào xe ô tô. Nếu các doanh nghiệp trong nước có thể tự sản xuất các linh kiện, phụ tùng thì giá ô tô lắp ráp, sản xuất trở nên rẻ hơn rất nhiều, thu hút người tiêu dùng.
![]() |
Tiến sĩ Trương Thị Chí Bình thẳng thắn trình bày về những khó khăn của ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô. |
Bà Trương Thị Chí Bình chia sẻ: "Lí do khiến cho các doanh nghiệp khó phát triển trong ngành hỗ trợ ô tô là sản lượng xe trong nước còn thấp. Do đó không thể thu hút các nhà đầu tư vì không mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Hầu hết những công ty đang theo ngành này đều có niềm đam mê, tâm huyết rất lớn trong việc đóng góp cho sự phát triển của sản xuất xe trong nước".
Thêm vào đó, chứng chỉ IATF 16949 mang tiêu chuẩn quốc tế là thứ rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Trong khi các quốc gia khác có đến hàng trăm, hàng nghìn công ty sở hữu IATF thì đến hiện tại, Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 21 công ty sở hữu loại chứng chỉ này. Đó là một hạn chế và bà Bình hy vọng thời gian tới, con số này sẽ tăng.
Để trả lời cho những trăn trở của vị tiến sĩ Chí Bình, ông Nguyễn Trung Hiếu, ban hoạch định chiến lược công ty Toyota Việt Nam nói: "Chúng tôi đang hợp tác với 46 nhà cung ứng, trong đó có 6 cái tên là thuần Việt. Sắp tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm 2 nhà cung ứng khác trong vài năm tới để tăng thị phần của các công ty Việt Nam".
Ông cho biết thêm, dù mạng lưới cung ứng của phía Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào công ty mẹ, Toyota Việt Nam luôn tìm cách để nâng tiêu chuẩn của nhà cung ứng trong nước đạt tiêu chuẩn thế giới. Và ngoài việc đợi các doanh nghiệp sản xuất trong nước tự phát triển, chúng ta cần sự chung tay của các cơ quan ban ngành, hãng xe. Điển hình như Toyota đã thành lập một ban chuyên môn để hỗ trợ, trao đổi kỹ thuật với các nhà cung ứng Việt.
Bên cạnh Toyota, ông Hoàng Chí Trung (Tổng Giám đốc VinFast Trading Việt Nam) và ông Nguyễn Minh Sơn (Tổng Giám đốc Công ty sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công) cũng rất mong cũng có thể đồng hành cùng các doanh nghiệp cung ứng Việt trong tương lai.
Từ quan điểm của một nhà hoạch định chiến lược, bà Chí Bình báo cáo rằng doanh nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô mang quốc tịch Việt đang nhận được những gam màu sáng khi gần đây, chính phủ hỗ trợ họ nhiều hơn, doanh nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay.
Bên lề của cuộc tọa đàm, khi người điều phối chương trình đặt ra câu hỏi đáng quan tâm cho phía Vinfast về sự khác biệt giữa các sản phẩm của họ tại thị trường nội địa và trị trường thế giới, ông Hoàng Chí Trung khẳng định: "Dù bán ở Việt Nam hay Mỹ thì các sản phẩm đều có cùng một tiêu chuẩn chất lượng như nhau. Chúng tôi chỉ tinh chỉnh những tính năng nhỏ để phù hợp với điều kiện thời tiết, địa hình riêng tại từng khu vực. Ví dụ xe bán tại các nước châu Âu hay Canada sẽ sử dụng lốp 4 mùa chống trơn trượt khi đi trên tuyết trong khi ở Việt nam, các mẫu xe sẽ được trang bị loại lốp dành cho mùa hè".
Cũng tại sự kiện, các mẫu xe được độc giả và giới chuyên môn bình chọn bao gồm:
Hyundai Santafe nhận giải thưởng Ô tô của năm 2021.
Xe nhỏ cỡ hạng A: VinFast Fadil 2021 (78,77 điểm)
Xe gầm thấp cỡ B: Honda City 2021 (74,32 điểm)
Xe gầm cao cỡ nhỏ: Toyota Corolla Cross 2021 (80,11 điểm)
Xe Sedan cỡ C: Mazda3 2021 (74,85 điểm)
Xe Crossover cỡ C: Honda CR-V 2021 (76,68 điểm)
Sedan cỡ D-E: VinFast Lux A2.0 2021 (82,22 điểm)
SUV/Crossover cỡ D-E: Hyundai Santa Fe 2021 (81,58 điểm)
MPV Phổ thông: Mitsubishi Xpander 2021 (73.67 điểm)
Xe bán tải phổ thông: Ford Ranger 2021 (85,71 điểm)
Xe sang cỡ nhỏ gầm thấp: BMW Series 3 2021 (80,55 điểm)
Xe sang cỡ nhỏ gầm cao: Porsche Macan 2021 (83,82 điểm)
Xe sang cỡ trung gầm thấp: Volvo S90 2021 (82,71 điểm)
Xe sang cỡ trung gầm cao: Volvo XC90 2021 (86,21 điểm)
Xe sang cỡ lớn gầm thấp: Mercedes S-Class 2021 (86,75 điểm)
Xe sang cỡ lớn gầm cao: Mercedes GLS 2021 (85,64 điểm)
Thương hiệu gạo xuất khẩu “Cơm Việt Nam Rice” của LTG lần đầu tiên được xuất sang Đức, Hà Lan và Pháp. Nó sẽ được bày bán tại Carrefour – hệ thống đại siêu thị lớn nhất châu Âu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 276 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 9 ngày, từ 02-10/07/2022, tất cả các trung tâm thương mại (TTTM) trong hệ thống Vincom chính thức triển khai chương trình Vincom Red Sale - Lễ hội mua sắm đỏ 2022.
Trong 6 tháng đầu năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt gần 56 tỉ USD.
Năm 2018, mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ trung bình 31,4 kg thịt heo, đến năm 2022 mức tiêu thụ giảm còn 23,5 kg.
Xuất khẩu gặp khó, giá nguyên liệu tăng cao, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang tìm cách đưa nông sản vào tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước. Họ giữ chất lượng, giữ giá để chinh phục người tiêu dùng Việt.
Nhiều người không hiểu cái tên của món chạo chân giò, nhưng một khi đã thử thì chỉ muốn tìm về cố đô để thưởng thức lại hương vị đặc biệt ấy.