Chia sẻ tại Hội nghị phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững, diễn ra mới đây tại Hà Nội, bà Trần Ngọc Yến - Giám đốc Phụ trách ngành hàng Công ty Agro Monitor - cho biết, tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng đàn gà lấy thịt giai đoạn 2020-2025 đạt bình quân trên 4%/năm.
Tính hết năm 2025, tổng sản lượng thịt gà của Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn, trong đó thịt gà trắng chiếm gần 40%. Lượng gà màu thịt xuất bán mỗi năm của Việt Nam hiện đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm.
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả heo châu Phi tới đàn heo khiến giá thịt heo tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.
Cụ thể, nếu năm 2022, thịt gà chỉ chiếm 29% trong cơ cấu tiêu thụ thịt của Việt Nam thì đến năm 2024, con số này đã tăng lên 33%. Trong khi đó, năm 2022, thịt heo chiếm 53% trong cơ cấu tiêu thụ thịt của Việt Nam thì đến năm 2024, con số này giảm xuống còn 48%.
Cũng theo bà Trần Ngọc Yến, cho dù sản xuất thịt gà nội địa của Việt Nam tăng thì quy mô thịt gà nhập khẩu cũng có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm 2024. Theo đó, trong giai đoạn 2020-2024, Việt Nam chi mỗi năm 200-300 triệu USD để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh, tăng mạnh so với giai đoạn 2016-2019. Quy mô nhập khẩu thịt gà chiếm khoảng 15-17% tổng lượng thịt gà sản xuất nội địa nhưng chiếm 30% so với lượng gà trắng sản xuất nội địa.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thịt gà đã chặt mảnh từ Mỹ, trong khi chủ yếu nhập khẩu gà nguyên con từ Hàn Quốc. Mỹ dẫn đầu với hơn 42% thị phần trung bình giai đoạn 2016-2024. Tiếp theo sau là Hàn Quốc, EU và Brazil. Tuy nhiên, từ năm 2020 nhập khẩu thịt gà từ Mỹ có xu hướng giảm do giá gà thịt tại Mỹ tăng.
Định hướng phát triển theo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, tổng đàn gia cầm thường xuyên 550 triệu con đến năm 2030, trong đó, 60% được nuôi theo phương thức công nghiệp. Sản lượng trứng khoảng 23 tỷ quả, thịt gia cầm chiếm 29 – 31% tổng sản lượng thịt xẻ các loại, tỷ trọng gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 50%. Xuất khẩu được 20 – 25% thịt và trứng gia cầm.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 khi tác động của thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tác động mạnh mẽ.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc cho biết hôm thứ Ba 10/6 rằng họ đã nhất trí về một khuôn khổ để đưa lệnh đình chiến thương mại của họ trở lại đúng hướng và xóa bỏ các hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.
Trong bốn tháng kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, châu Á - khu vực nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới - lại đang giảm mạnh mua dầu, khí và than từ Mỹ. Lượng hàng hóa năng lượng mà châu Á nhập khẩu từ Mỹ đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp khi hai bên gặp nhau vào ngày thứ hai 10/6 tại London, nhằm tìm kiếm đột phá về kiểm soát xuất khẩu vốn đe dọa sự rạn nứt mới giữa hai siêu cường.
Các công ty Mỹ đang kêu gọi chính quyền Trump giảm thuế đối với Việt Nam, lập luận rằng quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược đa dạng hóa "Trung Quốc cộng một", theo Financial Times.
Số liệu từ tháng 1 tới tháng 4 năm nay cho thấy có 96,5 nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường (tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, hoàn tất giải thể), cao hơn lượng gia nhập là 89,9 nghìn.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 khi tác động của thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tác động mạnh mẽ.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc cho biết hôm thứ Ba 10/6 rằng họ đã nhất trí về một khuôn khổ để đưa lệnh đình chiến thương mại của họ trở lại đúng hướng và xóa bỏ các hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.
Trong bốn tháng kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, châu Á - khu vực nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới - lại đang giảm mạnh mua dầu, khí và than từ Mỹ. Lượng hàng hóa năng lượng mà châu Á nhập khẩu từ Mỹ đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp khi hai bên gặp nhau vào ngày thứ hai 10/6 tại London, nhằm tìm kiếm đột phá về kiểm soát xuất khẩu vốn đe dọa sự rạn nứt mới giữa hai siêu cường.
Các công ty Mỹ đang kêu gọi chính quyền Trump giảm thuế đối với Việt Nam, lập luận rằng quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược đa dạng hóa "Trung Quốc cộng một", theo Financial Times.
Số liệu từ tháng 1 tới tháng 4 năm nay cho thấy có 96,5 nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường (tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, hoàn tất giải thể), cao hơn lượng gia nhập là 89,9 nghìn.