Sau 2 phiên lao dốc, VN-Index đã giảm tới 73 điểm (tương đương gần 7%) xuống 986.15 điểm, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2020. Đây cũng là vùng giá của VN-Index trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.
Trong khi chứng khoán quốc tế có phiên tăng điểm ấn tượng, chứng khoán Việt Nam lại đi ngược xu hướng chung. Đóng cửa phiên giao dịch 24/10, VN-Index giảm 33,67 điểm (3,3%) về 986,15 điểm, HNX-Index giảm 7,91 điểm (3,64%), UPCoM-Index giảm 2,12 điểm (2,7%) về 76,45 điểm.
VN-Index dừng chân tại mốc 986,15 điểm, giảm 33,67 điểm tương ứng 3,3%. Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về bên bán khi số mã đỏ chiếm 84% trên toàn thị trường, trong đó có 160 mã giảm sàn trên HoSE.
Thanh khoản giao dịch trên HoSE loanh quanh mốc 12.000 tỷ đồng, giảm 17% so với phiên trước.
Cổ phiếu trụ là nguyên nhân chính gây ra áp lực bán trong phiên hôm nay, trong đó các bluechip nhóm ngân hàng, bất động sản giảm mạnh nhất.
Nhiều cổ phiếu của các nhà băng đóng cửa giảm hết biên độ, điển hình như BID, STB, LPB, TCB. Tương tự, phần lớn các mã nằm sàn đều là các đại diện đến từ nhóm bất động sản, bao gồm CII, DXG, QCG, DIG, VRE, HQC, LDG, HDC, SCR, HDG, NLG, KDH, VPH, VHM, GVR, CEO,...
VN-Index về mức giá thấp nhất 2 năm, có thể khẳng định việc bán ngày hôm nay gần như toàn bộ là cắt lỗ. Câu hỏi đặt ra rằng, hầu hết nhà đầu tư cá nhân đã thua lỗ và nhiều nhà đầu tư rời khỏi thị trường thì việc cắt lỗ này đến từ đâu?
Câu trả lời có thể đến từ các nhà đầu tư tổ chức, hay nói khác đi là các doanh nghiệp vì cần dòng tiền mặt đã phải thoái nốt danh mục của mình.
Bên cạnh lý do này thì cũng có những lời giải thích là "đạp xuống" của những tay to, ép chỉ số cơ sở, short bên phái sinh… Đáng nói, dường như nhà đầu tư lúc này cũng chẳng quan tâm vì sao thị trường giảm điểm mà chủ yếu là than phiền vì sao không kịp... cắt lỗ. Đặc biệt với các mã bị "bán tống, bán tháo" trong phiên như VND liên quan đến một số tin đồn râm ran trên các diễn đàn chứng khoán.
Chia sẻ với Thế giới Tiếp thị, anh Nguyễn Văn Lý, một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hơn 10 năm nay, cho hay, nỗi lo lớn nhất lúc này là VN-Index không biết đâu là đáy. Mỗi quyết định trung bình giá đanh mục, bắt đáy cổ phiếu trong sóng hồi đều thất bại.
"Không có một thông tin, cơ sở nào để lý giải vì sao thị trường lại giảm sâu như vậy. VN-Index vận động theo xu hướng riêng khác với nhiều chỉ số chứng khoán trên thế giới, thậm chí những chỉ báo kỹ thuật thời điểm này còn chẳng thể tham khảo", anh Lý nói.
Trên các diễn đàn, hội nhóm về chứng khoán, không ít người bi quan và tính đến câu chuyện cắt lỗ toàn bộ danh mục và mang số tiền còn lại đi gửi tiết kiệm.
Số khác trong tâm lý buông xuôi với kế hoạch "tắt app", xóa bỏ ứng dụng giao dịch chứng khoán không quan tâm đến giá cổ phiếu cho đến khi danh mục thực sự..."về bờ".
"Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sốc, giảm mạnh nhất thế giới và không có quy luật nào. Tại sao đến thời điểm hiện tại không thấy cơ quan quản lý nào lên tiếng?" - đây là tiếng nói chung của khá nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong hai phiên vừa qua.
"Nhà đầu tư đang trong trạng thái hoang mang tiêu cực, nhiều người không còn quan tâm đến mức lỗ của tài khoản. Sau khi bán hạ tỷ trọng margin có nhà đầu tư rời khỏi nhóm tư vấn, trao đổi về cổ phiếu, thông tin doanh nghiệp. Nhiều khi nhân viên môi giới không thể liên lạc được để thông báo việc công ty chứng khoán bán giải chấp", đại diện một công ty chứng khoán nằm trong Top 10 thị phần, chia sẻ với Thế giới Tiếp thị.
Trong khi đó, một số "chứng sĩ" trên các group chứng khoán quen thuộc thì cho biết, sẽ cần nhiều thời gian để bình tâm trở lại bởi đà lao dốc của thị trường đã lấy đi toàn bộ số lãi tích cóp được trong hai năm qua và âm vào vốn gốc...
Một chuyên gia kỳ cựu về chứng khoán khi được hỏi có cách nào để "cứu" thị trường lúc này, ông chỉ bảo, nhiều nhà đầu tư thời điểm này không bận tâm với lý do vì sao thị trường giảm, câu hỏi trực diện lúc này là khi nào thị trường sẽ ngừng rơi để niềm tin của giới đầu tư lấy lại. Khi đó dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường và có lẽ lúc đó thị trường mới thực sự phục hồi và đi lên.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?