Không ít cổ phiếu penny vẫn tăng trần trong phiên VN-Index giảm gần 3 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 31-5 vẫn thu hút được dòng tiền lớn nhưng VN-Index giảm nhẹ vì nhóm cổ phiếu Blue-chips bị bán mạnh. Trong rổ VN30 có đến 19 mã giảm điểm, 8 mã tăng và 3 mã đứng giá. Các mã cổ phiếu giảm bao gồm: PLX, SSI, VCB, VHM, VIC, VJC, VRE, VPB, TCB, HDB, MSN, BVH, GVR, HDB, MBB…
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là cổ phiếu nhỏ bất động sản vẫn tăng mạnh như: DXS, DRH, ITA, LGL, QCG, TDH, CRE… tăng trần.
Còn các cổ phiếu bất động sản vốn hoá lớn, đặc biệt là bộ 3 nhà VinGroup đều giảm điểm với VHM giảm 2,55%, VIC giảm 0,76%, VRE giảm 2,17%.
Nhóm cổ phiếu bán lẻ tăng mạnh trong phiên trước với sự hỗ trợ tốt của thông tin giảm thuế VAT 2% cũng đã quay đầu giảm điểm trong phiên hôm nay với MWG giảm 0,51%, PNJ giảm 0,28%, FRT giảm 1,85%...
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,88 điểm (0,27%) đứng ở mức 1.075,17 điểm với 225 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 167 mã giảm giá. Trong khi đó, chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,48 điểm (0,67%) với 130 mã tăng, 61 mã giảm và 142 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường vẫn giữ ở mức cao với tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chính thức hơn 17.700 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã: HAG) mới thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng được phát hành ngày 18/6/2012 từ 11 năm thành 13 năm. Vì vậy, ngày đáo hạn dời từ 30/9/2023 sang 30/9/2025.
Với kỳ hạn 28 ngày, lượng tín phiếu mà Ngân hàng Nhà nước phát hành từ ngày 21-29/9 sẽ lần lượt đáo hạn từ ngày 19/10 - 27/10, đồng nghĩa lượng tiền tương ứng có thể được bơm trở lại hệ thống trong 2-3 tuần tới.
Công ty CP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa nhận quyết định xử phạt về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế trong ba năm 2020, 2021 và 2022, theo đó, KIDO bị truy thu thuế gần 18 tỷ đồng và bị phạt hành chính 3,2 tỷ đồng.
Sau 14 ngày kể từ ngày trúng đấu giá 2 biển số xe siêu đẹp với giá 45 tỷ đồng, người trúng đấu giá vẫn im hơi lặng tiếng, “chưa có câu trả lời”.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong việc thỏa mãn các điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán, nhưng còn một số hạn chế, đặc biệt về sở hữu nước ngoài. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được xem là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Ông Paulo Medas, Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhận định không còn nhiều dư địa cho nới lỏng tiền tệ. Trong tương lai, nếu có rủi ro lạm phát leo thang hoặc gián đoạn trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh lại cách tiếp cận chính sách tiền tệ.