Những ngày giáp Tết Quý Mão, vườn hoa đào của gia đình bà Nguyễn Thị Thỏa (60 tuổi, ngụ số 729/43 Phạm Văn Đồng, tổ 2, phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai) trở nên lung linh, rực sắc hồng. Khi trời hửng nắng, vườn cũng dập dìu khách ghé thăm.
Với người dân trên cao nguyên, thấy hoa anh đào khoe sắc hàng loạt là điều gì đó mới, khác lạ lắm. Bởi nơi đây, việc trồng được hoa đã khó, trồng cho hoa nở rộ càng khó hơn. Ngắm hoa, thưởng hoa cũng cho cảm giác như đứng giữa mùa xuân Tây Bắc.
Những ngày cuối năm, hai vợ chồng bà Thỏa lại tất bật hơn, ngắt hoa, tỉa cành vừa kiêm luôn hướng dẫn viên chu đáo. Bà Thỏa cười bảo: “Sau hai năm khốn khổ, trầy trượt trồng hoa đào thì nay mới có cảm giác thỏa mãn. Năm nay, cây đào ra tán đều, nụ nhiều, màu hoa đượm lắm. May mắn, còn cách Tết hơn chục ngày nhưng đã bán cho khách vài chục gốc hoa”.
Chia sẻ về quá trình trồng cây hoa xứ lạnh này, bà Thỏa cho hay: Kỹ thuật trồng, chăm cây được người em ngoài quê Hải Dương truyền lại nhưng vào đây phải làm mới hết, bởi khí hậu nó khác. Trước đây, có trồng rồi nhưng chỉ làm cho vui, ba năm nay mới đầu tư hàng chục triệu đồng làm thật. Ban đầu thất bại thật, giờ coi như mới có thành công.
“Khó khăn nhất khi trồng loài cây này là bệnh thán thư và rệp sáp, nếu phát hiện muộn rất khó trị, gây chết cành”, bà Thỏa nói.
Theo bà Thỏa, nhờ vườn hoa mà vợ chồng bà hăng say công việc hơn. Cả hai vợ chồng đã ngoài sáu mươi rồi nhưng suốt ngày làm không ngơi tay, ráng làm cũng được gần 500 gốc đào. Nếu bán được, trung bình mỗi cây giá từ 800 đến 1,5 triệu đồng, cây đẹp giá cao hơn. Càng gần Tết việc càng nhiều hơn, phải chăm cắt lá, tỉa hoa thì nụ hoa mới bung đều, hoa cho màu đẹp.
“Do năm đầu tiên bán hoa nên cô chưa biết lời lỗ thế nào, bán vài chục gốc là mừng rồi. Ở đây khách nghe tiếng, họ đến xem, chụp hình nhiều lắm. Nếu khách đến chơi, chụp hình thì cô lấy phí 20k/người coi như trà nước, công chăm sóc. Nếu là dân miền Bắc, Tết mà vào đây cũng có cảm giác như đã về quê”, bà Thỏa vui nói.
Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?
Đánh dấu kỷ niệm 10 năm tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 tiếp tục là cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, nơi tôn vinh giá trị thương hiệu quốc gia của thực phẩm Việt Nam
Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.
Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).
Quả lê Nhật Bản chỉ có vào mùa thu, giá bán lên đến 300.000 đồng/kg và bán theo quả