Thứ năm, 18/04/2024

Xăng dầu tăng giá tiếp tục đẩy CPI tăng cao, lạm phát 6 tháng ở mức 2,44%

30/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2022 tăng 0,69%, trong khi CPI bình quân 6 tháng ở mức 2,44%.

Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển, theo Tổng cục Thống kê, là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng Sáu tăng.

Xăng dầu tăng giá tiếp tục đẩy CPI tăng cao, lạm phát 6 tháng ở mức 2,44% - Ảnh 1.

Xăng dầu tăng giá đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

Mức tăng 0,69% của CPI tháng 6/2022 là khá cao. Hồi năm 2020, khi công bố mức tăng 0,66% của CPI tháng Sáu so với tháng trước, Tổng cục Thống kê cho biết, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Như vậy, mức tăng của CPI tháng 6/2022 sẽ là cao nhất trong giai đoạn 2016-2022.

Với mức tăng 0,69% của tháng 6/2022, CPI bình quân quý II/2022 đã tăng 2,96% so với quý II/2021. Trong khi đó, bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, bình quân 6 tháng đầu năm 2020, CPI tăng 4,19% so với cùng kỳ.

Như vậy, nhìn về tổng thể, 2,44% không phải mức tăng quá cao. Tuy nhiên, xu hướng của năm nay, giá cả thị trường sẽ diễn biến khó lường, nhất là khi giá xăng dầu, lương thực thế giới, giá các loại nguyên liệu đầu vào… đang tiếp tục tăng cao, do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, áp lực lạm phát đang “bủa vây” nền kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, cho đời sống của người dân. Nhiều dự báo cho biết, lạm phát năm nay sẽ xoay quanh ngưỡng 4%, thậm chí có thể ở mức cao hơn. Đây chính là một rủi ro lớn của nền kinh tế trong năm nay.

Quay trở lại với diễn biến giá cả hàng hóa tháng 6/2022, Tổng cục Thống kê cho biết, so với tháng trước, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Trong đó, nhóm hàng hóa có mức tăng cao nhất là giao thông, với 3,62%, làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm. Các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 01/6/2022, 13/6/2022 và 21/6/2022 đã làm cho giá xăng tăng 8,23%; giá dầu diezen tăng 8,5%, tác động trực tiếp đến CPI nhóm hàng này.

Trong nhóm hàng này, do ảnh hưởng của giá xăng tăng, nên giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 4,98% so với tháng trước. Trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 13,38%; bằng đường bộ tăng 3,02%; taxi tăng 2,91%; đường sắt tăng 2,67%; xe buýt tăng 1,69%.

Đặc biệt, giá xe ô tô mới, giá xe máy tăng lần lượt 0,62%, 0,86%, và nguyên nhân là do thiếu nguồn cung linh kiện bán dẫn khi Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” khiến nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa.

Trong khi đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,8%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,52%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,17%...

Cùng đứng trong nhóm tăng giá, nhưng nhóm giáo dục chỉ tăng 0,07%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%.

Trong khi đó, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (giảm 0,01%) và nhóm bưu chính - viễn thông (giảm 0,16%).

Ở góc độ khác, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 6/2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021.

Việc lạm phát cơ bản thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%) đã cho thấy, biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Trong khi đó, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.

Còn chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

Phe bán tiếp tục chiếm áp đảo trên các bảng điện tử. Sự thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đáo hạn phái sinh khiến thanh khoản sụt giảm mạnh, thị trường thiếu vắng lực đỡ khiến VN-Index kết phiên giảm gần 23 điểm, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm.

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng với điểm nhấn yếu tố cơ bản dự kiến dần cải thiện từ nửa cuối năm 2024.

Tín dụng phục hồi, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngay quý đầu năm

Tín dụng phục hồi, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngay quý đầu năm

Theo các chuyên gia, lợi nhuận các ngân hàng trong quý I năm nay tăng là do tăng trưởng tín dụng trong tháng 3 đã phục hồi sau 2 tháng đầu năm khá ảm đạm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục của thị trường nhưng vẫn cần thận trọng do rủi ro vẫn còn tiềm ẩn. Hiện tại, nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ, đồng thời tiếp tục cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.