Thứ tư, 24/04/2024

Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với thị trường lao động siết chặt, số người lao động muốn tìm công việc có thời gian làm việc linh hoạt và an toàn đang ngày càng gia tăng.

Thực tế này đang trở thành một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và các công ty bắt đầu tìm cách đưa nhân viên trở lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng.

Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Biển cần tuyển nhân viên tại một cửa hàng ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 28/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Kết quả một cuộc khảo sát do công ty khảo sát ADP thực hiện với sự tham gia của 33.000 người trên toàn thế giới cho thấy 2/3 số người được hỏi cho biết họ sẽ xem xét tìm việc làm mới nếu phải bắt buộc quay trở lại văn phòng làm việc toàn thời gian một cách không cần thiết.  

Theo kết quả khảo sát công bố ngày 25/4, số người cảm thấy lĩnh vực làm việc của họ an toàn hiện là 25%, giảm so với 26% của  cuộc khảo sát tương tự vào năm 2021. Cũng trong khoảng thời gian này, số người có ý kiến sẽ xem xét "nhảy" việc tăng từ 15% lên 23%, trong đó gần 30% cho biết đã bắt đầu tìm việc mới.

Có 50% người được hỏi cho biết họ có đôi chỗ hoặc hoàn toàn không hài lòng với công việc hiện tại và các yếu tố nảy sinh trong đại dịch như số giờ làm việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc không lương và những căng thẳng, đã thúc đẩy người lao động đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng lao động hiện tại hoặc tìm cách nghỉ việc. 

Theo ADP, sở dĩ có sự thay đổi này là do đại dịch COVID-19 đã khiến người lao động cân nhắc lại những ưu tiên và họ sẵn sàng bỏ việc nếu chủ lao động không đáp ứng những yêu cầu của họ. 


Các dữ liệu thu thập từ Mỹ cho thấy tình trạng người lao động "nhảy" việc hay việc thiếu lao động tại các doanh nghiệp diễn ra ở mức độ cao trong khi các công ty đang chật vật tuyển dụng và giữ chân người lao động. Sự mất cân bằng giữa số lượng người tìm việc và số người lao động cần được tuyển dụng để lấp chỗ trống đang khiến mức lương tại một số ngành tăng cao và đây cũng là một trong những vấn đề chính mà các quan chức Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng cần giải quyết để kìm hãm đà tăng của lạm phát.

Dịch COVID-19 hoành hành đã khiến các doanh nghiệp trên toàn thế giới chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến vừa để đảm công việc chuyên môn không bị gián đoạn, vừa bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ mắc bệnh. Đến nay khi các nước đang quay trở lại cuộc sống thường nhật, các công ty cũng dần tăng số lượng người làm việc trực tiếp và tiến tới toàn bộ nhân viên quay trở lại làm việc tại văn phòng dù muốn hay không. Với kết quả khảo sát trên, nhiều khả năng các công ty sẽ bị thiếu hụt lực lượng lao động và việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này quả thực không dễ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.

Cảnh báo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến

Cảnh báo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng Việt Nam nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

TP.HCM mỏi mòn chờ mãi chưa mưa

TP.HCM mỏi mòn chờ mãi chưa mưa

TP.HCM đến nay vẫn chưa ghi nhận cơn mưa đầu mùa nào dù trước đó đã có dự báo cho thấy 60% xảy ra mưa tại một số quận, huyện.

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo 6.7% trước đó, do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.